Thành công lớn nhất của kỳ thi là đem lại nhiều lợi ích cho thí sinh

Thành công lớn nhất của kỳ thi là đem lại nhiều lợi ích cho thí sinh

Đề thi đã khắc phục được nhược điểm của năm ngoái, có nhiều cải tiến và đi theo hướng chuẩn hóa, nhưng dải điểm trung bình vẫn nhiều để các trường top dưới, top trung có thể tuyển được.

Không còn mưa điểm 10

So với năm trước, theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, phổ điểm năm nay tạo độ phân hóa tốt hơn nhiều. Mức điểm trung bình tương tự như năm ngoái, nhưng phổ điểm từ 8-10 điểm giảm sâu, nhất là số điểm 10. Có thể thấy rõ, năm nay không còn hiện tượng "mưa điểm 10", không còn thí sinh 30 điểm vẫn trượt đại học.

Nhưng, cần lưu ý, việc giảm điểm chuẩn của trường top trên không có nghĩa là giảm xuống chất lượng đầu vào, do đề thi năm nay phân hóa được thí sinh, các trường top trên sẽ chọn được thí sinh giỏi; mức điểm 20-21 sẽ tương đương với điểm 24-25 của năm trước.

Riêng Trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP Hồ Chí Minh, dự kiến điểm chuẩn năm nay giảm khoảng 3 điểm với những ngành "hot"

 
PGS.TS Đỗ Văn Dũng

Năm nay, Bộ GD&ĐT không công bố điểm sàn (trừ trường đào tạo giáo viên), tuy nhiên, giả sử các trường ĐH, CĐ lấy mức điểm từ 15 trở lên, xét từ kết quả thi, thấy tổng số bài đạt mức điểm này đủ cho các trường tuyển sinh với chỉ tiêu hiện nay

Đưa ra nhận định này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng, tuyển sinh các trường top dưới và top trung năm nay hoàn toàn không bị ảnh hưởng, nhưng sẽ ảnh hưởng đến các trường ở top trên. Theo dự đoán cá nhân, điểm đầu vào các trường top trên có thể giảm từ khoảng 2-3 điểm. 

PGS.TS Đỗ Văn Dũng
 PGS.TS Đỗ Văn Dũng 

Lưu ý tư vấn thí sinh khi đổi nguyện vọng

Chia sẻ về kỳ thi THPT quốc gia với mục tiêu xét tốt nghiệp và làm cơ sở để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng, thành công lớn nhất của kỳ thi là đem lại nhiều lợi ích cho thí sinh. Việc thí sinh được thi tại địa phương, không phải vất vả ra thành phố đi thi, đỡ vất vả, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm rất nhiều tiền bạc và đỡ nhiều vấn đề phát sinh khác... Do đó, ủng hộ giữ ổn định kì thi đến năm 2020.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng lưu ý, từ sự thay đổi phổ điểm, công tác tư vấn xét tuyển cho thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng rất quan trọng. Nếu không, sẽ có thí sinh đạt 20-21 điểm lo lắng rút hồ sơ khỏi trường mình yêu thích, trường đăng ký ban đầu, trong khi đó, có thể với mức điểm ấy, năm nay các em vẫn đủ điểm vào trường. Do đó phải làm tốt công tác tuyên truyền.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngày 19/7, các trường phải công bố "điểm sàn", dự kiến mức điểm các trường công bố rơi vào khoảng 15-16 điểm, ngành có thí sinh đăng ký đông có thể là 18-19 điểm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vì năm nay, đạt được 15 điểm là các em xứng đáng vào đại học.

"Theo quy định trong Luật, trường đại học được tự chủ tuyển sinh. Khi tiếp tục duy trì kì thi, trường nào còn tin tưởng vào độ chính xác của kỳ thi này sẽ lấy điểm để làm căn cứ xét tuyển và ngược lại. Ngay cả kì thi SAT vẫn còn bị giới phê bình chỉ trích. Do đó, cá nhân tôi đánh giá, đây vẫn là một kỳ thi đạt được nhiều mục đích, có lợi cho thí sinh và tiết kiệm hơn cả" - PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.