Thận trọng với thực phẩm chức năng

GD&TĐ - Thực phẩm chức năng trên thị trường xuất hiện dưới nhiều hình thức và màu sắc khác nhau. Những cuộc điều tra đã phát hiện một số sản phẩm loại này đã đưa hàng ngàn người vào bệnh viện mỗi năm, kể cả lứa tuổi teen. Có một số thương hiệu thực phẩm chức năng đã không được xét nghiệm về mức độ an toàn và cũng không đáng tin cậy như các dược phẩm.

Các thực phẩm chức năng xuất hiện dưới nhiều hình dạng và màu sắc
Các thực phẩm chức năng xuất hiện dưới nhiều hình dạng và màu sắc

Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống cân bằng là biện pháp tốt nhất để có được những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Những người cho rằng họ cần có một chút trợ giúp thêm, nên thường tìm đến với thực phẩm chức năng (TPCN - food supplements).

Chúng là những phương tiện trợ giúp dinh dưỡng, chẳng hạn như các vitamin, chiết xuất thảo dược và dầu cá. Những công ty cung ứng nói rằng chúng làm cho con người mạnh khỏe hơn. Nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng một số trong những sản phẩm này thực sự có thể gây bệnh tật cho con người.

Những hiệu thuốc tây, hiệu tạp hóa và các cửa hàng thực phẩm lành mạnh, tất cả đều bán những sản phẩm này. Chúng được gọi là thực phẩm chức năng TPCN vì chúng không hoàn toàn cần thiết đối với sức khỏe cho lắm. Chúng chỉ là một loại thuốc bổ, hay chỉ để bổ sung những thứ mà người ta đã ăn rồi.

Chúng có thể chứa những dưỡng chất khác có sẵn trong các thực phẩm, hoặc cung cấp những vật chất từ thực vật có tác dụng tương tự như dược phẩm. TPCN có thể kích thích hệ miễn nhiễm, gia tăng quá trình biến đổi dưỡng chất, hoặc cải thiện chức năng hoạt động của các bộ phận cơ thể.

Những viên TPCN chứa chất caffeine làm cho con người tỉnh táo khi lái xe đường dài, những thuốc viên chứa chất kẽm giúp chống lại cái lạnh, là một trong những ví dụ của TPCN.

Nhưng mỗi năm lại có một cuộc nghiên cứu mới ở Mỹ phát hiện các TPCN đã đưa thêm hàng chục nghìn người vào các phòng cấp cứu. Mỗi bệnh nhân bị một số phản ứng xấu khác nhau. Một số người bị đau ngực hay tim đập nhanh, hồi hộp. Những người khác bị nhức đầu hay cảm thấy chóng mặt. Hoặc có những người bị đau dạ dày, buồn nôn hay ói mửa.

Con số bất ngờ về những bệnh nhân tuổi teen và giới trẻ

Các nhà nghiên cứu sưu tập dữ liệu trong 10 năm từ những phòng cấp cứu ở 63 bệnh viện tại Mỹ. TPCN là nguyên nhân của hàng nghìn người trong số những bệnh nhân cấp cứu này.

Các tác giả phân tích những dữ liệu này đồng thời thực hiện phép ngoại suy đối với những bệnh viện khác. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã điều chỉnh quy định về an toàn thực và dược phẩm.

Cho ví dụ, họ quy định rằng những dược phẩm kê toa và những thuốc bán không cần toa bác sĩ (chẳng hạn như xi-rô và aspirin) phải được xét nghiệm để chứng tỏ chúng an toàn và có hiệu quả. Nếu không qua những xét nghiệm đó, FDA sẽ không cho các nhà sản xuất bán những sản phẩm này.

Thực phẩm chức năng đã đưa hàng ngàn người Mỹ đi cấp cứu mỗi năm
Thực phẩm chức năng đã đưa hàng ngàn người Mỹ đi cấp cứu mỗi năm 

Các TPCN được xem như không phải thuốc cũng không phải thực phẩm. Vì vậy trong một thời gian dài, không có cơ quan chính phủ nào kiểm soát vấn đề an toàn hoặc có bất kỳ tuyên bố nào về các sản phẩm.

Đến năm 1994, Quốc hội Mỹ ban hành đạo luật chỉ thị cho FDA xử lý những loại thuốc bổ được xem như một loại thực phẩm đặc biệt.

Phản hồi, cơ quan FDA nói rằng những thuốc bổ này an toàn và được phép bán mà không cần phải xét nghiệm. Những công ty sản xuất những TPCN mới trình bày cho FDA thấy các dữ liệu chứng tỏ những sản phẩm của họ an toàn.

Lời tuyên bố duy nhất các nhà sản xuất TPCN đã không làm, đó là tuyên bố sản phẩm này có khả năng chữa bệnh. Vì như thế sản phẩm sẽ được xem là dược phẩm.

Kế đến cũng như với các dược phẩm khác, nó sẽ phải trải qua một quá trình kiểm soát nghiêm ngặt của chính quyền cũng như một chế độ kiểm nghiệm chặt chẽ.

Ông Andrew Geller, bác sĩ thuộc CDC (Centers for Disease Control and Prevention: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu mới. Nhóm của ông cho rằng những TPCN không an toàn như những gì họ đã tuyên bố.

Tại sao? Ông cho biết “FDA đã từng ra lệnh thu hồi những TPCN có chứa những chất cấm hoặc hư hỏng”. Nghĩa là công ty buộc phải thu hồi sản phẩm của họ tại những cửa hàng, bệnh viện hay từ người tiêu dùng, thường là do các vấn đề an toàn hoặc đáng tin cậy của các TPCN này. “Chúng tôi không biết có bao nhiêu loại TPCN khác đã gây ra những sự cố nữa,” ông Geller nói.

Nhóm của ông đã xem xét các dữ liệu bệnh viện. Họ chú ý đặc biệt đến những bệnh nhân lớn tuổi, các triệu chứng của những người này và những loại TPCN nào đã được sử dụng. Kế đến những nhà khoa học sử dụng dữ liệu từ các bệnh viện đã được nghiên cứu để ước tính mức độ có thể xảy ra trên toàn quốc. Họ phát hiện thấy những sự kiện bất lợi, không chỉ xảy ra nơi những người cao tuổi hoặc không khỏe mạnh, mà những người trẻ tuổi cũng bị nguy cơ nữa.

Có khoảng 11 trong số mỗi 100 trường hợp phản ứng bất lợi đã xảy ra nơi những người ở độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi. Trên khắp nước Mỹ, mỗi năm có hơn 2.500 ca cấp cứu các trẻ em và thiếu niên.

Khoảng 28 trong số mỗi 100 vụ phản ứng xấu xảy ra nơi những người trẻ, tuổi từ 20 đến 34 tuổi. Mỗi năm có gần 6.500 ca cấp cứu. Các triệu chứng về tim mạch, như đau ngực và tim đập nhanh, là những triệu chứng phổ biến nơi giới trẻ.

Bạn có thể bị tăng thêm các nguy cơ mà không biết khi sử dụng một số loại thực phẩm chức năng nào đó

Bạn có thể bị tăng thêm các nguy cơ mà không biết khi sử dụng một số loại thực phẩm chức năng nào đó

Không phải tất cả những TPCN đều gây nguy cơ

Hơn một nửa trong số tất cả những phản ứng phụ đã đưa những người ở độ tuổi dưới 35 tuổi đến bệnh viện vì hai loại TPCN: loại giảm cân và loại kích thích năng lượng.

Những sản phẩm giảm cân có nhiều hình thức. Chúng gồm có các dạng viên, dạng thỏi, dạng chất lỏng và hỗn hợp bột với nước. Không có một công thức cơ bản nào trên tất cả những thương hiệu. Cũng không có bảng danh sách liệt kê những thành phần an toàn.

Một trong những thương hiệu phổ biến về loại sản phẩm này là Hydroxycut. Đây là một TPCN giúp giảm cân hàng đầu ở Mỹ. Loại TPCN này có chứa những chất kích thích có nguồn gốc từ thảo mộc chẳng hạn như tinh chất cà phê và chất caffeine. Những hóa chất này giúp nâng cao chức năng biến đổi dưỡng chất, đốt năng lượng nhanh và giảm cân.

Nhưng đến năm 2009, FDA ra lệnh cho Hydroxycut phải thu hồi nhiều sản phẩm của hãng. Mặt hàng của họ đã có liên quan đến 23 vụ tổn thương gan. Trong một trường hợp có chàng trai 19 tuổi bị thiệt mạng.

Trong một cuộc thăm dò các học sinh trung học năm 2013, Trung tâm CDC phát hiện thấy có hơn 6 trong số mỗi 100 nữ sinh trung học sử dụng TPCN hỗ trợ ăn uống không tham khảo ban đầu với bác sĩ. Nếu khuynh hướng này tràn lan khắp quốc gia, nó sẽ gây tác động đến khoảng 500.000 thanh thiếu nữ.

Bà Ruth Milanaik, bác sĩ nhi khoa thuộc bệnh viện Nhi đồng Cohen ở Lake Success, New York, lo ngại những TPCN hỗ trợ ăn uống sẽ gây ảnh hưởng lên cơ thể các thiếu niên. Bà nói chẳng hạn như Hydroxycut “làm nâng cao nhiệt độ cơ thể để thúc đẩy chức năng biến đổi dưỡng chất. Nhưng tuổi teen vốn đã phát triển nhanh rồi. Vì vậy việc làm cho hệ thống của bạn hoạt động nhanh hơn có thể gây nguy hiểm”.

Về phía công ty sản xuất những TPCN nói rằng các sản phẩm của họ hiện nay vẫn an toàn. Cũng vậy, nhãn hiệu của các TPCN này đã khuyến cáo lứa tuổi dưới 18 tuổi không nên sử dụng rồi.

Những TPCN bổ sung năng lượng cũng chứa nhiều thành phần hỗn hợp, trong đó có chất caffeine, những thảo dược sản xuất các tác dụng tương tự như caffeine, những vitamin và enzyme (tức các protein tạo xúc tác phản ứng hóa học) trong cơ thể chúng ta vốn đã có sẵn. Một số TPCN chứa nhiều đường, những thức uống đặc biệt và những TPCN này xuất hiện dưới hình thức thỏi snack.

Một số thực phẩm chức năng không an toàn cho độ tuổi dưới 18 tuổi

Một số thực phẩm chức năng không an toàn cho độ tuổi dưới 18 tuổi

Một số người tiêu dùng đã than phiền với FDA những vấn đề về những TPCN bổ sung năng lượng đã gây cho họ. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau ngực, cảm giác tim đập nhanh và choáng váng.

Năm 2013, Hiệp hội Y khoa Mỹ đã kêu gọi lệnh cấm quảng cáo những đồ uống năng lượng cho những người dưới 18 tuổi nếu những sản phẩm này chứa “những số lượng nhiều và thặng dư chất caffeine”.

Bác sĩ Andrew Geller nói những sản phẩm này chứa các chất kích thích. “Các triệu chứng như tim đập nhanh và đau ngực sẽ xảy ra nếu bạn thấy trẻ nhỏ uống quá nhiều chất caffeine hay Ritalin (tức methylphenidate, là thuốc gây nghiện loại 2)”. Ông nhấn mạnh, Ritalin là một thứ thuốc kích thích mạnh, được dùng để điều trị bệnh Rối loạn tăng động và giảm chú ý ADHD (attention-deficit hyperactivity disorder).

Thận trọng với TPCN tăng cơ bắp

Các bác sĩ nhi khoa cũng lo ngại về những TPCN hỗ trợ xây dựng cơ bắp. Đó là mục tiêu chung của những thiếu niên chơi thể thao, đặc biệt là những môn chơi yêu cầu vóc dáng cao lớn, chẳng hạn như bóng đá.

Một trong những TPCN thể thao phổ biến nhất là Creatine. Cơ thể chúng ta đã sản xuất một số creatine rồi. Trong các bắp thịt, chất này giúp sản xuất một hóa chất tên ATP, tức adenosine triphosphate. ATP chuyên chở và phóng thích năng lượng để cơ thể sử dụng trong nhiều phương diện, ví dụ như cử tạ.

Nữ bác sĩ Ruth Milanaik cảnh báo rằng thặng dư creatine sẽ gây tổn thương gan và thận. Bà nói: “Chi tiết cảnh báo trên nhãn hiệu TPCN là có lý do. Khi những sản phẩm có mặt trong các hiệu thuốc tây, cửa hàng thực phẩm sức khỏe hay cửa hàng vitamin không có nghĩa sẽ là tốt cho sức khỏe của bạn”.

Các bác sĩ nói rằng cách dinh dưỡng tốt nhất là ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau củ

Các bác sĩ nói rằng cách dinh dưỡng tốt nhất là ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau củ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ