Thận trọng, nhân văn khi giải quyết tình trạng giáo viên dôi dư

GD&TĐ - Thận trọng, nhân văn khi xem xét, giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hóa) đang tạo nên sự đồng thuận, hài lòng trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhân dân địa phương.

Thận trọng, nhân văn khi giải quyết tình trạng giáo viên dôi dư

Chuyển nơi thừa về nơi thiếu

Theo thống kê của UBND huyện Như Thanh, toàn huyện có 567 cán bộ, giáo viên mầm non. Nhu cầu năm học 2016 - 2017 theo Quyết định 3185 của UBND tỉnh, Như Thanh còn thiếu 23 giáo viên và 16 nhân viên hành chính; Cấp tiểu học có 522 người biên chế. Trong đó, cán bộ quản lý thừa 1 người, giáo viên văn hóa thừa 29 người, nhưng lại thiếu giáo viên môn đặc thù, như: Thiếu 7 giáo viên Nhạc, 9 giáo viên Họa, Tiếng Anh: 13, Thể dục: 3, Hành chính: 18 người; Cấp THCS, hiện có 435 người, trong đó, giáo viên văn hóa thừa 73 người, thiếu 14 giáo viên môn đặc thù và 19 nhân viên hành chính.

Trước tình trạng thừa, thiếu giáo viên không đồng bộ (thừa giáo viên văn hóa, nhưng lại thiếu giáo viên đặc thù và nhân viên hành chính), UBND huyện Như Thanh đã có phương án giải quyết tình trạng trên.

Cụ thể: Đối với giáo viên mầm non, huyện sẽ tiếp tục hợp đồng với 16 nhân viên hành chính (kế toán) kiêm văn thư, thiết bị, đồng thời, điều động 23 giáo viên văn hóa từ cấp tiểu học và THCS sang làm giáo viên mầm non; Chuyển giáo viên THCS sang dạy tiểu học; Chuyển giáo viên văn hóa dôi dư sang làm nhân viên hành chính.

Hiện nay, toàn huyện Như Thanh còn thừa 34 giáo viên, đang được đề nghị luân chuyển sang huyện khác; Một số môn học đặc thù còn thiếu giáo viên, UBND huyện đề nghị được tiếp tục hợp đồng với số giáo viên này.

Xem xét đến từng hoàn cảnh gia đình

Trong bối cảnh hàng trăm giáo viên, nhân viên hợp đồng tại huyện Yên Định (Thanh Hóa) bị cắt hợp đồng lao động sau nhiều năm cống hiến cho ngành Giáo dục.

Có những giáo viên đã gắn bó với nghề hơn 14 năm cũng bị chấm dứt hợp đồng, nhiều giáo viên bức xúc đã gửi đơn tới cơ quan chức năng kiến nghị, yêu cầu làm rõ việc ký hợp đồng và ra quyết định chấm dứt hợp đồng sai quy định.

Trước tình hình đó, huyện Như Thanh đã thận trọng giải quyết vấn đề giáo viên dôi dư và giáo viên nhân viên hợp đồng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, nhân viên, giáo viên.

Theo báo cáo, toàn huyện Như Thanh có 181 nhân viên, giáo viên hợp đồng, trong đó: Ngữ văn: 1, Lịch sử: 1, Địa lý: 2, Nhạc: 20, Mỹ thuật: 27, Ngoại ngữ: 24, Thể dục: 3, Tin học: 20, Kế toán: 18, Y tế: 20, Thư viện, văn thư: 45 người. Theo nhu cầu thực tế còn thiếu, huyện Như Thanh cần phải hợp đồng 60 người, số không ký lại hợp đồng là 121 người.

Cũng theo UBND huyện Như Thanh, do số lớp, số HS hàng năm giảm nên quy mô trường lớp giảm, một số trường phải sát nhập thành trường có nhiều cấp học dẫn đến việc thừa giáo viên.

Ông Lê Văn Hùng – Chủ tịch UBND huyện Như Thanh – chia sẻ: Việc giải quyết tình trạng giáo viên dôi dư là rất cần thiết, tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến con người, liên quan đến đời sống của người lao động nên không thể giải quyết vội vàng, mà phải làm thận trọng, đúng quy trình.

Sau khi rà soát toàn bộ cán bộ, nhân viên, giáo viên trên địa bàn huyện, để giải quyết số giáo viên dôi dư, UBND huyện Như Thanh cũng đã có thông báo đến các nhà trường để nhà trường phổ biến tới cán bộ giáo viên về chủ trương chung của huyện.

Xem xét từng trường hợp để từ đó có những chính sách phù hợp cho người lao động, như: Ưu tiên những trường hợp gia đình khó khăn, con gia đình chính sách, phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ…

Để giảm bớt những khó khăn với người lao động, nhiều trường hợp có 2 vợ chồng đều thuộc diện dôi dư, huyện xem xét luân chuyển một trong hai vợ chồng, hoặc 2 vợ chồng đều là giáo viên hợp đồng, chúng tôi cũng tạo điều kiện chỉ chấm dứt hợp đồng với một người…

Cũng theo ông Lê Văn Hùng, để tạo điều kiện cho các lao động hợp đồng có điều kiện tìm công việc mới, UBND huyện Như Thanh còn có chính sách hỗ trợ kinh phí với mỗi năm công tác bằng một tháng tiền công hợp đồng (2 triệu đồng) được chi trả tại thời điểm tháng 5/2016, từ nguồn ngân sách huyện. Chính sách này sẽ được thực hiện ngay trong tháng 10/2016.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.