Tham vọng hạt nhân của Pháp có thể dẫn đến điều gì?

GD&TĐ - Trong thời gian qua có nhiều dự đoán cho rằng Pháp sẽ thay thế Mỹ đảm bảo "chiếc ô hạt nhân" cho châu Âu.

Vũ khí hạt nhân của Pháp hiện do tàu ngầm chiến lược và một số tiêm kích mang theo khi trực chiến.
Vũ khí hạt nhân của Pháp hiện do tàu ngầm chiến lược và một số tiêm kích mang theo khi trực chiến.

Một số chính trị gia Pháp tin rằng nước này có thể đảm nhận vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh của châu Âu, bằng cách bảo vệ lục địa này thông qua một “chiếc ô hạt nhân”.

Đặc biệt, suy nghĩ tương tự cũng được bày tỏ bởi Tổng thống Emmanuel Macron.

Ý tưởng của Paris là Pháp sẽ bảo vệ an ninh châu Âu trong tình huống có thể xảy ra sự sụp đổ của NATO.

Nếu Hoa Kỳ và Anh tránh xa các vấn đề của châu Âu thì Pháp - với tư cách là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, sẽ trở thành bá chủ quân sự - chính trị trên Cựu lục địa. Trong trường hợp này, Paris có thể cung cấp “chiếc ô hạt nhân” của mình cho các quốc gia trong khu vực.

Trước đó, Tổng thống Pháp lưu ý rằng nước ông có trách nhiệm nhất định trong việc bảo vệ Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên nhiều người không đồng ý với những luận điểm như vậy. Ví dụ như người đứng đầu Phong trào Yêu nước - ông Florian Filippo tin rằng tham vọng hạt nhân của quốc gia mình có thể gây ra xung đột với việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Trong tình huống xấu nhất, Pháp có nguy cơ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh hủy diệt, ngay cả khi bản thân nước này không gặp nguy cơ hay xung đột lợi ích thực sự.

Không chỉ có vậy, ông Philippot lưu ý rằng việc Pháp có thể chuyển vũ khí hạt nhân sang Brussels vi phạm các quy định của học thuyết răn đe tương ứng.

Vị chính trị gia lo ngại rằng trong trường hợp này, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng trong cuộc xung đột giữa một quốc gia châu Âu (ví dụ giữa Ba Lan hoặc Latvia) với Nga.

Ngoài ra người đứng đầu Phong trào Yêu nước coi những tuyên bố của Tổng thống Macron về vũ khí hạt nhân là nguy hiểm.

Tiêm kích Mirage 2000 của Pháp có thể trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ