Thảm kịch đẫm máu trên hòn đảo gây rúng động lịch sử Nhật Bản

GD&TĐ - Khi một người phụ nữ sống cùng 33 người đàn ông trên hòn đảo hoang thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đây chính là một phần trong câu chuyện về hòn đảo Anatahan, Nhật Bản mà không ai có thể quên.

Thảm kịch đẫm máu trên hòn đảo gây rúng động lịch sử Nhật Bản

Năm 1899, người Tây Ban Nha bán đồn điền trên đảo Anatahan cho người Đức; sau đó người Đức lại bạn cho Nhật Bản khi Thế chiến thứ nhất kết thúc. Chính quyền Nhật Bản đã cử Kikuichiro Higa ra đảo để giám sát 45 công nhân người Chamorro. Kikuichiro sau đó chỉ định một người khác làm phụ tá cho mình, Shoichi. Shoichi Higa đã đến đảo cùng người vợ của mình ngay trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

Chiến tranh dần trôi qua. Một ngày, Shoichi Higa bỗng thấy lo lắng cho người em của mình đang sống tại Saipan, cách đó hơn 100km. Anh nói rằng muốn đi tìm em gái và hứa trở lại nhưng không bao giờ về. Vợ của Shoichi, Kazuko cảm thấy cô đơn và "kết hôn" với sếp của chồng, Kikuichiro Higa.

Chân dung Kazuko.

Chân dung Kazuko.

Cuộc sống của 2 người trôi đi trong lặng lẽ cho đến năm 1944. Vào một buổi sáng tháng 6, 3 chiếc tàu của Nhật Bản bị đánh bom cách đó không xa. Những chiếc tàu chìm xuống còn 31 người thủy thủ nhanh chóng bơi vào bờ đảo Anatahan an toàn.

Trên đảo Anatahan, những người lính Nhật dần ổn định cuộc sống và mọi thứ trôi qua êm ả. Họ sống nhờ trái cây, rau củ quả và thú săn trong rừng. Thậm chí, họ còn chế được loại rượu làm từ dừa. Một lần, khi chiếc máy bay thả bom B-29 của Mỹ gặp tai nạn trên đảo vào năm 1945, những người lính đã nhanh chóng lấy được rất nhiều đồ như dao, dĩa, thậm chí là quần áo từ xác máy bay.

Những người Chamorro làm công nhân rải rác ở các đảo kế bên được đưa khỏi đồn điền vào tháng 2/1945. Họ trở lại đất liền và báo rằng có 33 người đàn ông và một phụ nữ vẫn đang sống trên đảo Anatahan. Khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8/1945, máy bay Mỹ đã bay qua đảo Anatahan và thông báo chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, 33 người đàn ông đó tin rằng đây chỉ là mánh lừa của quân Mỹ và họ không tin vào điều ấy.

Cuộc sống của họ trôi qua êm đềm trên đảo suốt vài năm trời.

Cuộc sống của họ trôi qua êm đềm trên đảo suốt vài năm trời.

Mọi rắc rối bắt đầu xảy ra khi Kikuichiro Higa chết vào năm 1946. Kazuko lên nắm quyền thay chồng và trở thành "chúa đảo". Mặc dù không thực sự xinh đẹp, là người phụ nữ sống duy nhất trên đảo, Kazuko trở thành đối tượng mà nhiều người lính khao khát có được. Thuyền trưởng Ishida, người lính với cấp bậc cao nhất, đã quyết định sẽ gả Kazkuo cho một trong số những người lính của mình. Tuy nhiên, người chồng mới của Kazuko chết đuối sau đó không lâu. Thời gian sau đó, Kazuko kết hôn thêm 4 lần nữa nhưng tất cả đều chết. Tổng cộng, 11 người đàn ông đã qua đời. Một trong số đó được tìm thấy với 13 nhát dao trên người.

Đến tháng 7/1950, những người đàn ông thấy rằng Kazuko mang lại nhiều xui xẻo và bất hòa cho họ nên đã quyết định sẽ xử tử cô. Tuy nhiên, may mắn cho Kazuko khi một trong những người lính đã ra cảnh báo cho cô trước. Kazuko đi trốn vào rừng và may mắn đã được cứu bởi một tàu của Mỹ sau đó vài tuần. Trở lại Nhật Bản, cô đã đi tới nhiều thành phố như một người nổi tiếng và kể lại câu chuyện "Chúa đảo" của mình.

Câu chuyện của Kazuko trở nên lạ lùng hơn khi cô trở về quê nhà tại thành phố Okinawa và phát hiện ra người chồng đầu của mình, Shoichi vẫn còn sống. Câu chuyện của Kazuko chìm xuống sau đó trước khi cô qua đời vào năm 1970.

Được biết, những người lính còn sót lại ở trên đảo thêm 1 năm trước khi trở về đất liền. Đến nay, hòn đảo vẫn không có người sinh sống sau vài trận động đất và núi lửa phun trào.

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải