Thăm bộ tộc nuôi tóc thật để “chế biến” thành tóc giả

Để có thể tạo ra được bộ tóc giả đầy màu sắc này, chàng trai bộ tộc Huli sẽ phải nhập trường dạy làm tóc giả và nuôi bộ tóc mình suốt 18 tháng.

Thăm bộ tộc nuôi tóc thật để “chế biến” thành tóc giả
Thăm bộ tộc nuôi tóc thật để “chế biến” thành tóc giả ảnh 1Thăm bộ tộc nuôi tóc thật để “chế biến” thành tóc giả ảnh 2Thăm bộ tộc nuôi tóc thật để “chế biến” thành tóc giả ảnh 3Thăm bộ tộc nuôi tóc thật để “chế biến” thành tóc giả ảnh 4Thăm bộ tộc nuôi tóc thật để “chế biến” thành tóc giả ảnh 5
Nói đến những bộ tộc sinh sống ở Papua New Guinea, không ít bạn sẽ nhớ đến tập tục đáng sợ ăn thịt người thời xưa của bộ tộc Samo. Nhưng bạn có biết, vùng đất Papua New Guinea cũng là nơi cư trú của bộ tộc có cách làm đẹp độc đáo đến kỳ quái.

Không phải chịu cảnh đau đớn đeo đĩa môi như bộ tộc Surma ở Ethiopia hay hi sinh vì nghệ thuật để xăm môi như bộ tộc Maori (New Zealand), bộ tộc Huli lại có tập tục nuôi tóc thật để làm ra những bộ tóc giả đầy màu sắc.

Nổi tiếng vì sở hữu những chiến binh dũng mãnh, cư dân bộ tộc Huli đã sống rải rác ở vùng cao nguyên phía Nam của Papua New Guinea khoảng hơn 1.000 năm về trước. Tính đến nay, Huli được coi là bộ tộc lớn nhất vùng với số cư dân lên tới con số 150.000 người và vẫn tiếp tục tăng nhanh.

Nhưng bên cạnh đó, đặc điểm ấn tượng và nổi bật hơn cả đó là đàn ông Huli sở hữu một bộ tóc giả tự chế vô cùng ấn tượng mà người dân nơi đây hay gọi là "mũ tóc giả".

Những chiếc mũ độc đáo của người Huli được chế tạo bằng chính tóc của họ. Họ trang trí nó bằng những phụ kiện sặc sỡ như lông của loài chim thiên đường hay vẹt, các loại hạt, ngà lợn, đầu lâu chim hồng hoàng, cành lá mà họ thấy đẹp.

Người Huli đã thực hành tập tục làm mũ bằng tóc giả từ rất lâu trước khi họ được phát hiện vào thập niên 30. Theo các nhà nghiên cứu, không có nhiều thông tin về lịch sử của tập tục này nhưng truyền thống làm mũ tóc giả được lưu giữ trong bộ tộc từ đời này sang đời khác và chưa có dấu hiệu biến mất.

Để có được một chiếc mũ bằng tóc đúng kiểu, người Huli phải theo học tại một "trường học" đào tạo để làm tóc giả. Tại đây, họ học mọi thứ liên quan đến truyền thống độc đáo này: từ cách nuôi tóc, thu thập lông chim và ghép tất cả lại với nhau.

Theo đó, một chàng trai Huli sẽ sống với mẹ trong 6 - 7 năm đầu đời. Sau đó, họ sẽ sống cùng cha để học những kĩ năng như săn bắn, cách dùng cung tên, xây nhà...

Và khi đạt đến tuổi 14 hay 15, những chàng trai Huli sẽ gia nhập trường dạy làm tóc giả và ở đó cho đến khi tốt nghiệp.

Để được nhận vào trường, học sinh phải là những chàng trai còn trẻ và chưa có tiếp xúc thân mật với nữ giới. Họ phải bỏ một khoản tài sản lớn và ở đây ít nhất 18 tháng để nuôi một bộ tóc giả. “Ngôi trường” này thường nằm cách xa khu sinh sống và trừ khi là học sinh thì không ai được phép đến đây. Phụ nữ hoàn toàn bị cấm.

Tại ngôi trường này, thầy phép sẽ yểm một loại phép thuật lên tóc của người học để đảm bảo tóc mọc dài nhanh và đẹp. Họ sẽ phải tuân thủ nhiều quy tắc như làm ướt tóc 3 lần một ngày, không ăn một số đồ ăn nhất định và ngủ theo một tư thế riêng để giữ cho tóc mọc lên khỏe mạnh.

Sau 18 tháng họ sẽ nhổ và cắt phần tóc đã nuôi được của mình để làm tóc giả và nhờ Napata - chuyên gia tóc giả của bộ tộc trang trí nó. Một người đàn ông thường có nhiều hơn một bộ tóc giả và họ phải nuôi những bộ tóc này trước khi có thể cưới vợ.

Những chàng trai Huli sở hữu những bộ tóc được dùng hàng ngày và có bộ tóc chuyên dành cho những dịp lễ hội đặc biệt. Một số người cũng bán bộ tóc giả đi và sử dụng tiền này để lấy vợ.

Vào ngày tốt nghiệp trường làm tóc giả này, người đàn ông sẽ vẽ lên mặt mình thật sặc sỡ và đi tìm vợ. Chàng trai nào có bộ tóc đẹp và rực rỡ nhất sẽ được nhiều cô gái Huli để ý hơn.

Tuy nhiên, sau khi kết hôn, đàn ông Huli lại không chung sống cùng vợ. Họ không ăn cùng nhau và hiếm khi ngủ cùng giường. Trẻ con trong bộ lạc sẽ sống cùng mẹ, còn người cha sẽ coi săn bắt là công việc chính.

Người Huli cũng nổi tiếng là những chiến binh mạnh mẽ. Họ chiến đấu với các bộ lạc xung quanh để giành đất đai, lợn và phụ nữ về cho bộ tộc mình.

Mặc dù được mệnh danh là những kẻ hiếu chiến, họ vẫn rất thân thiện và cởi mở với xã hội bên ngoài. Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống làm mũ giả của bộ tộc. Số người tham gia lớp học làm tóc giả này đang ngày càng ít đi, thay vào đó, họ theo học những ngôi trường hiện đại - tiếp cận với nền giáo dục bên ngoài.

Dù vẫn chưa có dấu hiệu biến mất, theo một số nhà chức trách, tập tục độc đáo này vẫn đang cần được bảo vệ và duy trì.

Theo Trí thức trẻ/Viralnova, NYTimes, PSMag

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...