Thái Nguyên: Thầy cô luôn sát cánh và đồng hành cùng học trò

GD&TĐ - Nhằm san sẻ khó khăn với sinh viên mắc Covid-19, nhiều thầy cô đã không ngại khó, ngại khổ có các hoạt động thiết thực, kịp thời động viên, hỗ trợ, giúp các em sớm hồi phục, an tâm, vững tin vượt qua đại dịch.

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) hỗ trợ sinh viên vượt qua đại dịch
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) hỗ trợ sinh viên vượt qua đại dịch

Ở đâu sinh viên khó, ở đó có thầy cô

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ với nhiều diễn biến phức tạp, số lượng sinh viên nhiễm Covid-19 tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gia tăng, trong đó có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Chính vì vậy, nhiều thầy cô tại các trường đại học, cao đẳng đã chung tay hỗ trợ sinh viên vượt dịch.

Tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, nhằm tạo môi trường học tập an toàn, hạnh phúc giúp sinh viên đảm bảo tiến độ học tập, tránh tình trạng dịch bệnh lây lan trên diện rộng, ngay khi phát hiện ca mắc Covid-19 bộ phận y tế Nhà trường đã tiến hành quản lý, cách ly kịp thời, tư vấn y tế, điều trị cho sinh viên, tổ chức xét nghiệm sàng lọc đối tượng nguy cơ, khử khuẩn môi trường, tiếp nhận, quản lý người cách ly tại phòng theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, Nhà trường cùng các thầy cô đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho sinh viên F0 đang điều trị tại khu cách ly, qua đó góp phần động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần, giúp các bạn sinh viên sớm khỏi bệnh để tiếp tục quay trở lại học tập.

Sinh viên vui mừng, hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm từ nhà trường, thầy cô
Sinh viên vui mừng, hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm từ nhà trường, thầy cô

PGS.TS. Dương Phạm Tường Minh – Trưởng khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp cho biết: Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Khoa Cơ khí đã tiên phong trong việc hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ban chủ nhiệm Khoa đã huy động toàn bộ nguồn lực, vận động ủng hộ, bố trí giảng viên hỗ trợ sinh viên nội, ngoại trú 3 ca 1 ngày. Hỗ trợ sinh viên các thiết bị y tế và nhu yếu phẩm thiết yếu bao gồm khẩu trang, dung dịch rửa tay sát khuẩn, thuốc, đồ ăn…

Với phương châm lấy người học làm trung tâm, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho sinh viên, các hoạt động hỗ trợ của Khoa diễn ra thường xuyên, liên tục vô cùng thiết thực, ý nghĩa. Các thầy cô trong khoa đã có nhiều đóng góp cả về vật chất, lẫn tinh thần, mọi sự hỗ trợ đều đáp ứng nhu cầu cấp bách của sinh viên. Qua đó giúp các em yên tâm học tập, rèn luyện, vững vàng vượt qua đại dịch.

Đối với Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, bằng tinh thần trách nhiệm, yêu thương, các thầy cô Khoa Truyền thông Đa phương tiện với “Chiến dịch MMC san sẻ yêu thương - ấm lòng mùa dịch” đã góp phần gắn kết, chia sẻ khó khăn tới sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên đang điều trị, cách ly do dịch bệnh.

Chỉ trong 3 ngày phát động và triển khai, các thầy cô đã trực tiếp trao các suất quà tới các bạn sinh viên đang là F0, trong đó có gần 30 bạn sinh viên tại KTX, 40 bạn sinh viên  đang điều trị tại nhà. Ngoài ra, các thầy cô cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên nắm bắt để hỗ trợ kịp thời cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Hạnh phúc khi thầy cô luôn sát cánh

Sau khi nhận được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc từ các thầy cô, nhiều sinh viên viết tâm thư gửi lời biết ơn đến toàn thể  thầy cô vì đã dành những điều tốt đẹp nhất cho sinh viên của mình. Đoàn Trọng Hướng, sinh viên Khoa Cơ Khí, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp chia sẻ: Khi phát hiện mình mắc Covid-19, em đã không chần chừ báo ngay cho các thầy cô trong khoa. Sau khi mô tả sơ bộ triệu chứng, em đã được gửi cho nhiệt kế, thuốc hạ sốt, vitamin C, nước muối, dung dịch sát khuẩn...kèm rất nhiều lời dặn ân cần, chu đáo. Nếu trước đây ở nhà, nghĩ tới Covid-19, em cảm thấy rất sợ hãi, nhưng ở trong KTX của Nhà trường có thầy cô luôn đồng hành hỗ trợ, em cảm thấy yên tâm và nhẹ nhõm.

Sau một thời gian điều trị, em đã có thể lên giảng đường học trực tiếp, được ra xưởng, được vui chơi. Nhìn lại sự quan tâm sâu sắc, thiết thực, kịp thời, hiệu quả cùng với những điều tốt đẹp từ nhà trường, chúng em đã vượt qua Covid và tiếp tục học tập trong môi trường an toàn, hạnh phúc.

Thầy cô Khoa Truyền thông Đa phương tiện chuẩn bị các món quà gửi tặng sinh viên F0
Thầy cô Khoa Truyền thông Đa phương tiện chuẩn bị các món quà gửi tặng sinh viên F0

Sinh viên Nguyễn Thị Huệ, K18 ngành Công nghệ Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: Sợ hãi và cô đơn chính là cảm xúc của em khi có kết quả dương tính với Covid-19, em hoang mang, lo lắng vì ở một mình tại phòng trọ. Em không thể đi ra ngoài mua đồ do đang thực hiện cách ly y tế, lúc này cảm giác bị xa lánh khiến em vô cùng bế tắc và rồi như một phép màu, các thầy cô trong khoa đã tới và gửi tặng những món quà ý nghĩa cho em gồm khẩu trang, nước muối, vitamin C, hoa quả... Em thực sự cảm động và vô cùng hạnh phúc bởi trong lúc khó khăn nhất các thầy cô luôn bên cạnh, hỗ trợ và dành tình cảm yêu thương cho sinh viên.

Sự quan tâm, chia sẻ, động viên từ các thầy cô đã lan tỏa giá trị nhân văn tới toàn thể sinh viên, đó là những tín hiệu tích cực góp phần tạo nên môi trường học hạnh phúc. Chắc chắn, những món quà, sự sẻ chia bằng cách này hay cách khác sẽ tiếp tục được truyền đến các bạn sinh viên, qua đó tạo ra nguồn động lực to lớn giúp các em an tâm, vững tin trên con đường học tập, rèn luyện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.