Thái Nguyên tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao

GD&TĐ -  Với tốc độ phát triển KT-XH nhanh, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ trong trường học. 

Thái Nguyên tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành nghề mới, do đó tác động đến cung cầu lao động và sự dịch chuyển cơ cấu nguồn lao động. Điều này dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao gia tăng, đặc biệt là các địa phương thuộc vùng trọng điểm phía Bắc, trong đó có Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Văn Kiên, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực với nhiều nội dung, giải pháp, phù hợp với từng đối tượng được đào tạo nghề. Cụ thể, đối với học sinh phổ thông tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề đẩy mạnh đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao đến đầu tư tại tỉnh có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ. Đối với công nhân, lực lượng lao động trực tiếp trong các nhà máy, công ty, sẽ quan tâm đến việc đào tạo theo hướng nâng cao tay nghề, kỹ năng, tác phong công nghiệp".

Ông Kiên cũng cho biết, Thái Nguyên sẽ mở rộng mô hình các cơ sở giáo dục đào tạo, xem xét triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo với Đại học Thái Nguyên và các trường đại học trong nước, nước ngoài để thực hiện đào tạo theo cơ chế đặt hàng.

Sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐHTN tư vấn về nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên khuyến khích, hỗ trợ các trường đại học trên địa bàn tập trung nguồn lực phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao phục vụ triển khai các đề án thành phố thông minh, thành phố công nghiệp, thị xã công nghiệp.

Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động (hướng nghiệp, dịch vụ việc làm, thông tin và dự báo thị trường lao động), tổ chức cung cấp các dịch vụ công về việc làm có hiệu quả; khảo sát và tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu và cổng thông tin chung về tuyển dụng để phục vụ các doanh nghiệp.

"Sở cũng sẽ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp bao gồm đào tạo và nghiên cứu phát triển, gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục - đào tạo theo mô hình ba nhà để báo cáo tỉnh. Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với doanh nghiệp để đào tạo mới, đào tạo lại cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động đào tạo nghề"- Ông Kiên nhấn mạnh thêm.

Thái Nguyên tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực hiện có. Tỉnh quan tâm đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao làm động lực để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực theo bậc đào tạo và theo lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chủ động thăm dò thị trường, bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn tỉnh và từng ngành.

Chủ trương tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao của Thái Nguyên là một định hướng đúng đắn phù hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, khu vực và vùng kinh tế trung du miền núi phía Bắc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.