Thái Nguyên: Tập huấn hướng dẫn giáo dục STEM trong các trường THPT

GD&TĐ - Ngày 27/11, Sở GD&ĐT Thái Nguyên phối hợp cùng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) tổ chức tập huấn hướng dẫn đẩy mạnh thực hiện giáo dục STEM trong các trường THPT.

TS Đào Xuân Tân phát biểu tại buổi tập huấn.
TS Đào Xuân Tân phát biểu tại buổi tập huấn.

Đến dự buổi tập huấn có TS Đào Xuân Tân, PGĐ Sở GD&ĐT Thái Nguyên. Về phía trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp có PGS.TS Nguyễn Duy Cương - Hiệu trưởng nhà trường, cùng các hiệu trưởng và giáo viên cốt cán phụ trách về giáo dục STEM cấp THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Giáo dục STEM là hoạt động giáo dục nhằm hướng tới những mục tiêu sự sáng tạo, giúp hình thành tính tự chủ ở thế hệ trẻ trong việc tiếp cận cuộc cách mạng 4.0. Đây là phương thức giáo dục bổ trợ, phương thức giáo dục có nội dung cốt lõi tích hợp 4 môn học khoa học chính (Khoa học, Công nghệ, kỹ thuật và Toán).

Có 3 hình thức giáo dục chính, trong đó bài STEM triển khai trong giáo dục phổ thông, trải nghiệm STEM thông qua các CLB, trải nghiệm thực tế và hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh có năng lực, hứng thú, đam mê khám phá tìm tòi khoa học.

Phát biểu tại hội nghị TS Đào Xuân Tân chia sẻ: Giáo dục STEM góp phần giáo dục toàn diện giúp các em học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn, từ các bài học và trải nghiệm các em sẽ có hứng thú trong việc học tập bởi việc học không chỉ để biết mà còn để vận dụng. Đồng thời, giúp hình thành và phát triển năng lực cho người học, đưa STEM vào giáo dục phổ thông sẽ đẩy mạnh hướng nghiệp và phân luồng học sinh. Các em sẽ nhận thức được năng lực sở trường và sự lựa chọn đúng đắn về ngành học, định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Qua đó, tăng cường kết nối giữa các trường học với các trường ĐH, các trường nghề và trung tâm nghiên cứu.

Những năm qua, tại các cuộc thi nghiên cứu khoa học, các em học sinh đại diện cho tỉnh Thái Nguyên đều đạt giải cao, trong đó năm học 2017 – 2018 đạt 2 giải 3, 1 giải tư, năm học 2018 – 2019 1 giải nhì, 1 giải tư, năm học 2019 – 2020 có 1 giải nhì, 1 giải triển vọng.

PGS.TS Nguyễn Duy Cương cho biết: Có thể nói nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đang từng bước trở thành chìa khóa để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao vị thế của nhà trường. Trường ĐH Công nghiệp mong muốn hợp tác với các nhà trường để qua đó giúp các trường thực hiện tốt hơn giáo dục STEM. Thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông như dạy học theo chủ đề liên môn, tổ chức ngày hội STEM (hoạt động thăm quan, trải nghiệm, giao lưu), hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng và duy trì hoạt động CLB STEM...

Cũng tại hội nghị, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) đã ký thỏa thuận hợp tác với các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ