Thái Bình công bố cấu trúc, hình thức đề thi HSG lớp 12

Thái Bình công bố cấu trúc, hình thức đề thi HSG lớp 12

(GD&TĐ) - Thi chọn HSG lớp 12 THPT năm học 2013 - 2014 tại Thái Bình sẽ diễn ra vào ngày 6/12 tới.

 

Với các môn thi: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học; phạm vi ra đề sẽ trong chương trình đã học (chủ yếu ở chương trình lớp 12 THPT - chương trình chuẩn có nâng cao), tính đến thời điểm tổ chức thi.

Mỗi môn thi tự luận, thời gian làm bài là 180 phút (Văn, Toán, Sử, Địa). Với môn thi trắc nghiệm (Lí, Hóa, Sinh, Tiếng Anh) có 90 phút làm bài.

Cấu trúc đề thi cũng được Sở này công bố. Theo đó, với môn Sinh học, đề gồm 50 câu, phân bổ như sau:

STT

Phần , vấn đề ( bài )

Số câu

1

Cơ chế di truyền và biến dị

16

2

Tính quy luật của hiện tượng di truyền

18

3

Di truyền học quần thể

5

4

ứng dụng di truyền học

7

5

Di truyền học người

4

Tổng

50

Môn Hóa học: 50 câu;  trong đó, trắc nghiệm bài tập định tính: khoảng 40% và trắc nghiệm bài tập định lượng: khoảng 60%.

STT

Nội dung

Số câu

1

Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học

2

2

Phản ứng ôxi hoá - khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

2

3

Sự điện li

4

4

Phi kim (cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, halogen)

4

5

Đại cương về kim loại

4

6

Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông đã học.

6

7

Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon.

3

8

Dẫn xuất halogen, ancol, phenol

3

9

Anđehit, xeton, axit cacboxylic.

3

10

Este, lipit

3

11

Amin, amino axit, protein

4

12

Cacbohiđrat

2

13

Polime- Vật liệu polime

2

14

Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông .

8

Môn Văn: Đề thi gồm 2 câu, thang điểm 20. Trong đó, nghị luận xã hội 1 câu ( 7- 8 điểm); nghị luận văn học: 1 câu ( 12-13 điểm ).

Môn Vật lý: 50 câu trắc nghiệm, phân bố như sau:

STT

Phần

Bài (nội dung kiến thức)

Số câu

1

DAO ĐỘNG CƠ HỌC

Dao động điều hoà

15

Con lắc lò xo

Con lắc đơn

Năng lượng của con lắc lò xo và con lắc đơn

Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức

Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen.

2

SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

10

Giao thoa sóng

Sóng dừng

Đặc trưng vật lí của âm

Đặc trưng sinh lí của âm

3

DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Đại cương về dòng điện xoay chiều

17

Các mạch điện xoay chiều

Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất

Truyền tải điện năng. Máy biến áp

Máy phát điện xoay chiều

Động cơ không đồng bộ ba pha

4

DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

Mạch dao động

 8

Điện từ trường

Sóng điện từ

Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng điện từ

Môn Địa lý: 6 câu, có thể được phân bố như sau:

Địa lí tự nhiên Việt Nam (3 câu) : Câu 1: 2,5 điểm, câu 2: 3,5 điểm, câu 3: 3,0 điểm.    

Địa lí dân cư và địa lí kinh tế (2 câu): Câu  4: 2,5 điểm (Địa lí dân cư); câu 5: 3.5 điểm (Địa lí kinh tế)

Kỹ năng vẽ, nhận xét, tính toán (1 câu): Câu 6: 5,0  điểm

Lưu ý: Không có câu hỏi trắc nghiệm, hạn chế câu hỏi ở cấp độ nhận biết. Triệt để sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong các câu hỏi (Atlát Địa lí Việt Nam , xuất bản  từ  tháng 9/2009 đến nay).

Môn Toán: Đề thi có 5 câu, thang điểm 20, được phân bố như sau:

Câu 1 (6 điểm) Phần kiến thức về Đại số: Phương trình, hệ phương trình , bất phương trình, hệ hỗn hợp, bất đẳng thức, cực trị, các bài toán về đa thức.

Câu 2: (6 điểm) Phần kiến thức về Giải tích: Giới hạn dãy, Giới hạn hàm số, Đạo hàm, Hàm số liên tục, ứng dụng của đạo hàm và hàm số liên tục. Khảo sát hàm số và các bài toán có liên quan.

Câu 3: (5 điểm) Phần kiến thức về Hình học: Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng, không gian. Hình học tổng hợp.

Câu 4: (2 điểm) Phần kiến thức về Lượng giác: Hệ thức lượng trong tam giác. Phương trình lượng giác.

Câu 5: (1 điểm) Phần kiến thức về Tổng hợp: Toán rời rạc, Nguyên tắc Đirichclê, Giải tích tổ hợp.

Chú ý: Câu 1, 2, 3 có thể ra từ 2 đến 3 ý nhỏ.

Môn Lịch sử: Đề thi gồm ít nhất  6 câu, thang điểm 20, được phân bố ở các phần sau:

Phần 1 (4 điểm, ít nhất có 2 câu - mỗi câu 2 điểm): Trắc nghiệm khách quan, phần lịch sử Việt Nam hoặc lịch sử thế giới.

Phần 2 : Lịch sử Việt Nam (có 1/4  đến 1/5 nội dung kiến thức lịch sử địa phương 10 điểm, ít nhất có 2 câu):

Giải thích, phân tích, đánh giá, tổng hợp, nhận xét, rút ra bài học từ một sự kiện hay một quá trình lịch sử Việt Nam....

Trên cơ sở một sự kiện hay một quá trình lịch sử Việt Nam, thí sinh biết thể hiện kỹ năng như lập biểu bảng, sơ đồ, so sánh,...

Phần 3: Lịch sử thế giới: Thí sinh biết phân tích, đánh giá, nhận xét một sự kiện lịch sử thế giới hoặc kỹ năng như lập biểu bảng, sơ đồ, so sánh,...

Sở GD&ĐT Thái Bình lưu ý: Đây là quy định khung cấu trúc chung, khi ra đề có thể điều chỉnh trong phạm vi khung cấu trúc trên.

Thí sinh được phép mang vào phòng thi:


Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình (các vật dụng này không được gắn linh kiện điện tử); máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ (riêng môn Toán thí sinh không được sử dụng máy tính cầm tay).

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Bảng tính tan đối với môn thi Hóa học; át lat Địa lí Việt Nam (xuất bản từ tháng 9/2009 đến nay) đối với môn thi Địa lí (không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu).

Lập Phương

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ