Thách thức lớn trong tham vọng chinh phục không gian của Trung Quốc

GD&TĐ - Chương trình phóng vệ tinh viễn thông lên quỹ đạo của Trung Quốc đã kết thúc trong thất bại do tên lửa Trường Chinh 5 mang theo đầu dò đã bị trục trặc trong quá trình phóng. 

Hình ảnh đồ họa tàu của Trung Quốc định đưa lên sao Hỏa
Hình ảnh đồ họa tàu của Trung Quốc định đưa lên sao Hỏa

Cơ quan hàng không vũ trụ của nước này đã chính thức xác nhận thông tin trên, nêu lý do đơn giản là “một sự cố bất thường đã xảy ra” và nói sẽ điều tra chi tiết hơn để biết rõ vấn đề nằm ở đâu.

Trường Chinh 5 là tên lửa hạng nặng thế hệ mới của Trung Quốc và có ý kiến cho rằng, sự thất bại lần này là một tổn thất lớn, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới những tham vọng không gian của nước này trong tương lai. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng trục trặc có thể bắt nguồn từ phần lõi chính của tên lửa. Nguồn tin từ Spaceflight 101 cho biết đã có một luồng khí thoát ra xung quanh động cơ chính của tên lửa sau khi phóng 6 phút.

Được biết đây là lần thứ 2 loại tên lửa đặc biệt này được phóng lên. Trung Quốc cho rằng Trường Chinh 5 là một trong những loại tên lửa mạnh nhất thế giới, gần đạt được khả năng của tên lửa Delta-IV Heavy do Mỹ phát triển và sẽ được dùng vào những sứ mạng không gian lớn của nước này. Theo kế hoạch, lần bay tiếp theo của Trường Chinh 5 sẽ diễn ra vào tháng 10 năm nay, điểm đến là mặt trăng. Khi đó nó sẽ đưa 2 mô đun lên đó, một cái để thu thập mẫu, cái khác có nhiệm vụ đưa mẫu trở về Trái đất. Tuy nhiên, với thất bại lần này thì vẫn chưa rõ dự định ấy có được tiến hành hay không.

Tên lửa là một trong những công nghệ được Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ nhằm phát triển các chương trình không gian của họ trong những năm gần đây. Còn nhớ trong những năm của thế kỷ trước, số vệ tinh được phóng lên của Trung Quốc khá ít, chỉ vào khoảng vài cái mỗi năm. Tuy nhiên, tới những năm 1990 thì họ bắt đầu đẩy mạnh việc đi vào không gian thông qua việc đều đặn tăng số lần phóng mỗi năm với phạm vi ngày càng lớn. Hồi năm 2013, Trung Quốc đã đưa một tàu tự hành hạ cánh xuống mặt trăng. Tới năm ngoái, họ thực hiện chuyến bay vào không gian dài nhất trong lịch sử của họ, đưa 2 phi hành gia (họ gọi là taikonaut) vào không gian và ở trên trạm không gian Thiên Cung 2 trong vòng 30 ngày nhằm tiến hành thí nghiệm, kiểm tra những công nghệ cần thiết để phát triển trạm không gian bền vững hơn trên quỹ đạo trong tương lai.

Đồng thời, Trung Quốc từ lâu cũng bắt đầu phát triển những thế hệ tên lửa mới để đảm nhiệm các sứ mạng không gian như Trường Chinh 5, 6, 7. Các tên lửa này đều bắt đầu bay thử chỉ vài năm trước đây và được xem như đại diện cho hướng đi mới trong công nghệ vũ trụ của họ. Thế hệ tên lửa này dùng nhiên liệu oxy lỏng và kerosene - một loại chất đẩy gốc dầu vốn ít độc và hao mòn hơn so với nhiên liệu trong những thế hệ Trường Chinh trước đây. Đồng thời họ còn xây dựng một bệ phóng mới ở đảo Hải Nam, cho phép tên lửa có thể bay lên qua các vùng biển, tránh những bộ phận rơi ra và trúng vào khu dân cư.

Ở khía cạnh nào đó, sự thất bại của Trường Chinh 5 còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của Trường Chinh 6, 7; bởi chúng đều sử dụng chung nhiều thành phần. Một chuyên gia nhận định rằng, vấn đề phát sinh từ một mẫu tên lửa có thể ảnh hưởng tới tất cả và toàn bộ chương trình không gian đều phụ thuộc vào sự thành bại của các tên lửa này. Dù vậy, lần thất bại mới đây cũng không để lại hậu quả quá thảm khốc và được cho là không có sai lầm quá lớn trong thiết kế của tên lửa. Bởi thế, các chuyên gia cho rằng, những kế hoạch của họ vẫn sẽ được tiếp tục trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chưa rõ điểm đến của hệ thống Patriot được chất lên xe

Tranh cãi việc bắt sống hệ thống Patriot?

GD&TĐ - Một chiếc xe tải vận chuyển một thứ được cho là hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, tuy nhiên, đích đến của nó vẫn đang là một dấu chấm hỏi.
Lễ hội Sen Đồng Tháp với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” diễn ra từ nay đến hết ngày 19/5.

Đồng Tháp " Rạng ngời sắc Sen"

GD&TĐ - Lễ hội Sen Đồng Tháp với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” diễn ra từ ngày 16/5 đến ngày 19/5 với nhiều hoạt động sự kiện văn hóa, văn nghệ đặc sắc.