Thách thức của giáo dục nghề nghiệp trước chuyển đổi số

GD&TĐ - Chuyên gia nhận định, vì nhiều lý do khác nhau, ngành GDNN vẫn chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi số có thể giúp ngành GDNN đổi mới nội dung, cải thiện hiệu suất quá trình đào tạo. Ảnh minh hoạ
Chuyển đổi số có thể giúp ngành GDNN đổi mới nội dung, cải thiện hiệu suất quá trình đào tạo. Ảnh minh hoạ

Đặc biệt nếu đối chiếu với mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao là thách thức rất lớn.

Chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

TS Nguyễn Nhật Quang, Viện Khoa học và Công nghệ Vinasa cho biết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra mục tiêu là đến năm 2045 đưa nước ta trở thành một nước thu nhập cao. Hiển nhiên nền kinh tế trong một quốc gia thu nhập cao sẽ đòi hỏi phần lớn lực lượng lao động phải có tay nghề cao.

Những năm qua, hệ thống các cơ sở GDNN đã được xây dựng trong phạm vi cả nước và có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nghề cho thanh niên. Mặc dù vậy, vì nhiều lý do khác nhau, ngành GDNN vẫn chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt nếu đối chiếu với mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao thì ngành GDNN cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa.

Theo TS Nguyễn Nhật Quang, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng chuyển đổi số đặt ra thêm các yêu cầu mới. Trong 20 năm tới chắc chắn sẽ có rất nhiều ngành nghề mới xuất hiện, các ngành truyền thống sẽ biến đổi sâu sắc. Lấy một ví dụ là xe ô tô điện. Xu hướng chung của thế giới là xe ô tô điện chắc chắn sẽ thay thế xe chạy bằng động cơ đốt trong. Như vậy ngành cơ khí ô tô sẽ phải thay đổi hoàn toàn nội dung đào tạo.

“Chúng ta quyết tâm xây dựng các đô thị thông minh, tòa nhà thông minh và trong tương lai mọi tòa nhà sẽ phải thông minh. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ xây dựng ra các tòa nhà thông minh, các khu đô thị thông minh đó? Cơ cấu, nội dung, chương trình đào tạo các ngành nghề hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tế mới đang hình thành. Như vậy đổi mới nội dung GDNN theo hướng 4.0 và nâng cao năng lực số của người lao động sẽ phải là nội dung ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển GDNN nói chung và chuyển đổi số GDNN nói riêng”, TS Nguyễn Nhật Quang chia sẻ.

Cũng theo ông Quang, công nghệ số và tư duy chuyển đổi số cung cấp các khả năng to lớn để ngành GDNN giải quyết hiệu quả các vấn đề cũ và mới. Trong môi trường truyền thống, nếu muốn tăng gấp đôi quy mô đào tạo ta phải tăng gấp đôi số trường, số giáo viên. Điều này rất khó khăn trong điều kiện hạn chế về nguồn lực.

Trong môi trường thực - số, với công nghệ số, ta có thể tăng quy mô đào tạo một cách đáng kể trên cơ sở sử dụng hiệu quả hơn cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên hiện có. Với các nền tảng số phù hợp, ngành GDNN có thể kết nối tốt hơn với doanh nghiệp, thị trường lao động. Đồng thời dự báo chính xác hơn nhu cầu đào tạo và qua đó nâng cao chất lượng GDNN.

Như vậy, chuyển đổi số có thể giúp ngành GDNN đổi mới nội dung, cải thiện hiệu suất quá trình đào tạo. Đồng thời, nâng cao chất lượng quản lý, quản trị trên cơ sở sử dụng hiệu quả dữ liệu số và kết nối số.

Nền tảng số là hạ tầng thiết yếu để xây dựng xã hội học tập

Trong một tương lai đáng mơ ước, nước ta sẽ có một nền tảng số cho GDNN, kết nối tất cả các cơ sở GDNN trong và ngoài công lập, kết nối các nhà giáo, kỹ sư, doanh nghiệp với tất cả những ai có nhu cầu học nghề. Đồng thời kết nối với các cơ sở tri thức chuyên ngành, các kho học liệu số của Việt Nam và quốc tế.

Trên nền tảng số đó, mọi chủ thể chia sẻ dữ liệu, chia sẻ thông tin và tri thức với nhau. Từ đó, mỗi người có nhu cầu học nghề có thể tìm được người dạy nghề cho mình. Mỗi doanh nghiệp sẽ trở thành một cơ sở GDNN, cùng với hệ thống các trường nghề được chuyển đổi số để thành các trường nghề “thông minh”. Nhờ đó, có thể cung cấp dịch vụ đào tạo nghề cho bất kỳ ai có nhu cầu không phụ thuộc vị trí địa lý và độ tuổi.

Nói cách khác, một nền tảng số như vậy sẽ là một hạ tầng thiết yếu để xây dựng một xã hội học tập. Đây là điều kiện không thể thiếu để Việt nam trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045.

TS Nguyễn Nhật Quang cho rằng, chuyển đổi số tất nhiên không chỉ là xây dựng một nền tảng công nghệ. Để chuyển đổi số GDNN cần giải quyết đồng bộ các vấn đề con người, về văn hóa và thể chế. Trong môi trường học tập mới, người học phải khác đi, người dạy cũng phải khác đi. Phương pháp sư phạm sẽ phải được tay đổi để thích ứng với các điều kiện mới.

Việc đưa các nội dung đào tạo cũ, cách thức truyền đạt cũ lên môi trường trực tuyến sẽ làm giảm chất lượng giáo dục và không phải là chuyển đổi số. Tương tự như vậy, các quy định, chế độ, các định mức kinh tế kỹ thuật cũng phải được thiết kế lại cho phù hợp với môi trường GDNN mới.

Tất cả các nội dung nêu trên đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, toàn bộ hệ thống chính trị phải tham gia vào sự nghiệp chuyển đổi số GDNN. Tổng cục GDNN, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, rà soát bước đầu toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến GDNN. Phát hiện các vấn đề có khả năng sẽ cản trở quá trình chuyển đổi với việc xây dựng đề án chuyển đổi số của ngành.

“Có thể nói, đối với GDNN quyết tâm đã được khẳng định, các mục tiêu, lộ trình đã được phê duyệt, vấn đề bây giờ là tích cực triển khai một cách hiệu quả. Để chuyển đổi số GDNN một cách thành công cần thống nhất nhận thức đây là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Về phía Nhà nước, cần coi hoạt động chuyển đổi số GDNN là hoạt động đầu tư cho hạ tầng nhân lực cho nền kinh tế và phải được coi trọng ít nhất là ngang bằng với đầu tư cho các hạ tầng kỹ thuật quốc gia”, TS Nguyễn Nhật Quang nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.