Tên lửa siêu thanh có thể khiến Mỹ thất bại ở Trung Đông

GD&TĐ - Theo Times of Israel, việc phong trào Houthi ở Yemen đạt được tiến bộ lớn với vũ khí siêu thanh có thể là báo trước cho thất bại của Mỹ ở Trung Đông.

Tên lửa đạn đạo của Houthi.
Tên lửa đạn đạo của Houthi.

Một nguồn tin quân sự thân cận với phong trào Ansar Allah (Houthi) đã tiết lộ rằng rằng lực lượng dân quân này đã phóng thử thành công tên lửa siêu thanh và đang chuẩn bị bổ sung nó vào kho vũ khí của mình.

Nguồn tin cho biết, tên lửa mới của Houthi có thể tăng tốc lên tới Mach 8 (gần 10.000 km/h) và nó được trang bị động cơ nhiên liệu rắn – thường giúp giảm đáng kể thời gian chuẩn bị phóng và giúp vận chuyển dễ dàng hơn.

"Sau nhiều lần thử thành công, Houthi dự định bắt đầu sản xuất nó để sử dụng trong các cuộc tấn công ở Biển Đỏ, Biển Ả Rập và Vịnh Aden, cũng như chống lại các mục tiêu ở Israel", nguồn tin từ Houthi tiết lộ.

Bản thân lực lượng Houthi đã đưa ra những gợi ý về nỗ lực phát triển tên lửa siêu thanh trong bối cảnh cuộc đối đầu ngày càng khốc liệt ở Biển Đỏ với các tàu chiến của Mỹ, Anh và châu Âu, đồng thời phong tỏa một phần các tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng.

"Kẻ thù, bạn bè và người dân của chúng ta sẽ thấy tiến bộ đạt được và tầm quan trọng chiến lược của vũ khí siêu thanh, đưa đất nước chúng ta vào hàng ngũ một số quốc gia tiến bộ hàng đầu trên thế giới về quân sự", lãnh đạo Houthi Abdul-Malik al-Houthi nói.

Vị lãnh đạo này khẳng định, Houthi chuẩn bị có những "điều bất ngờ" đáng sợ dành cho Mỹ và Israel.

Làm thế nào Houthi có thể duy trì ngành công nghiệp vũ khí?

Yemen đã rơi vào một cuộc xung đột tàn khốc kể từ năm 2014 với sự tham gia của một số phe phái tham chiến - bao gồm Hội đồng Chính trị Tối cao do Houthi lãnh đạo tập trung ở phía tây bắc của đất nước và kiểm soát hầu hết các trung tâm dân cư của đất nước, Hội đồng Chuyển tiếp miền Nam ly khai kiểm soát nhiều lãnh thổ của Nam Yemen cũ và Cộng hòa Yemen.

Mặc dù Yemen là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Trung Đông và Bắc Phi, nhưng lực lượng Houthi đã thể hiện mình trong chiến tranh bất đối xứng, thường xuyên nhắm mục tiêu vào lực lượng Mỹ và các đồng minh khu vực của họ bằng cách sử dụng máy bay không người lái kamikaze rẻ tiền và tên lửa đạn đạo thế hệ cũ.

Bị chia cắt trong Chiến tranh Lạnh, quốc gia miền nam Ả Rập này tràn ngập kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô, từ vũ khí chống tăng di động đến tên lửa đất đối đất tầm xa Scud và hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không 2K12 Kub tinh vi, được hiện đại hóa thành Fater-1 và từng bắn hạ ít nhất 5 máy bay không người lái do Mỹ sản xuất cho đến nay bằng vũ khí này, trong đó có MQ-9.

Ngoài việc hiện đại hóa kho vũ khí cũ của Liên Xô, lực lượng dân quân Yemen còn giành được số lượng lớn thiết bị quân sự từ các đối thủ liên minh Ả Rập của họ trong cuộc xung đột 2014-2022, từ xe hạng nhẹ đến pháo hạm, mìn biển và pháo binh.

Lực lượng Houthi khoe tạo ra vũ khí "được phát triển hoàn toàn bằng chuyên môn của người Yemen".

Các quan chức phương Tây và các đồng minh Trung Đông của Washington thường cáo buộc rằng lực lượng Houthi đang nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài, đặc biệt là từ Iran.

Các quan chức Iran không né tránh khi nói rằng họ ủng hộ người Houthi, nhưng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ này không mở rộng sang hỗ trợ lập kế hoạch hoặc kỹ thuật quân sự.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ tuyên bố trong một báo cáo tháng 2 rằng Houthi nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ Cộng hòa Hồi giáo, nhưng chưa có mối liên hệ thuyết phục nào được thiết lập.

Tên lửa diệt tàu sân bay của Houthi?

Nguồn tin quân sự không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào về tên lửa siêu thanh đang được Houthi thử nghiệm, với tầm bắn, trọng lượng đầu đạn và các đặc điểm quan trọng khác vẫn chưa được xác định.

Mặc dù vậy, các nhà quan sát cho rằng vũ khí siêu thanh của Houthi sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi chưa từng có trong khu vực.

Nhà quan sát quân sự kỳ cựu người Nga Alexei Leonkov cho biết: "Nếu lực lượng Houthi thực sự có thể tăng tốc tên lửa lên Mach 8, điều đó có nghĩa là các hệ thống phòng không trên tàu của nhóm tác chiến hải quân Mỹ sẽ bất lực".

Lực lượng phòng không của nhóm tấn công tàu sân bay hiện đang đậu ngoài khơi Bán đảo Ả Rập và thỉnh thoảng bắn vào lực lượng Houthi sẽ không thể đánh chặn những tên lửa này nếu chúng tấn công với tốc độ Mach 8.

Nếu Houthi tìm cách tấn công chính xác các tàu chiến bằng những tên lửa này, chúng ta sẽ chứng kiến ​​thất bại của Mỹ", Leonkov nói.

Đối mặt với lực lượng Houthi được trang bị tên lửa siêu thanh, Mỹ sẽ nhận được "thứ giống với những thất bại ở nhiều chiến trường trước đây Mỹ tham chiến", theo ước tính của nhà quan sát quân sự Nga.

"Nếu họ bắt đầu sử dụng những tên lửa như vậy để tấn công tàu bè, tàu chiến thì kết quả sẽ rất tàn khốc. Tất nhiên, Mỹ sẽ phản ứng như thế nào là một câu hỏi mở", Leonkov nói và cảnh báo rằng ông không thể loại trừ bất cứ điều gì, kể cả việc chuyển hướng tuyệt vọng sang vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Điều đáng lo ngại là Đánh giá tình hình hạt nhân mới nhất của Mỹ năm 2022 đã không ngăn tổng thống tiến hành cuộc tấn công hạt nhân trước, ngay cả chống lại những đối thủ không có vũ khí hạt nhân.

Nhà quan sát cho biết: "Để người Mỹ bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng vũ khí cuối cùng để tấn công lực lượng Houthi, họ sẽ phải đánh chìm một tàu sân bay Mỹ.

Houthi làm mọi việc dần dần. Họ bắt đầu bằng tàu thương mại và hầu như không chạm vào tàu chiến. Sau đó, các tàu chiến bắt đầu đánh chặn tên lửa đang phóng vào họ. Nếu Houthi có được tên lửa chống hạm siêu thanh bay với tốc độ Mach 8, mọi chuyện sẽ rất khác", Leonkov tóm tắt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...