Tên lửa Houthi đặt mọi mục tiêu trên Biển Đỏ vào tầm bắn

GD&TĐ - Tờ War Zone của Mỹ vừa tiết lộ kho tên lửa chống hạm khổng lồ của lực lượng Houthi có thể đánh chìm hàng loạt tàu chiến trên Biển Đỏ.

Tên lửa hành trình chống hạm của Houthi. Ảnh: War Zone.
Tên lửa hành trình chống hạm của Houthi. Ảnh: War Zone.

Báo Mỹ dẫn nguồn tin từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) công bố nghiên cứu về kho tên lửa chống hạm của Houthi, trong đó có 6 loại tên lửa đạn đạo chống hạm và sáu tên lửa hành trình chống hạm.

Điều đáng chú ý trước tiên là Houthi tuyên bố rằng phần lớn kho tên lửa cũng như máy bay không người lái của họ đã được lực lượng này tự phát triển.

Việc đánh giá về khả năng thực tế của bất kỳ tên lửa nào trong số này rất khó nhưng việc Houthi đã sử dụng nhiều loại tên lửa và máy bay không người lái để chống lại các mục tiêu trên bộ và trên biển đang là mối đe dọa lớn với mục tiêu bị coi là đối thủ của lực lượng dân quân tại Yemen này.

Tên lửa đạn đạo diệt hạm

Lực lượng Houthi đã công khai ít nhất sáu tên lửa đạn đạo chống hạm khác nhau, tất cả đều đã ra mắt tại các cuộc duyệt binh lớn trong thời gian gần đây. Những tên lửa này đều được trang bị thiết bị tìm kiếm quang điện/hồng ngoại.

Tên lửa Asef (Asif) được cho là biến thể diệt hạm của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh 313 do Iran phát triển, có tầm bắn tối đa được báo cáo là gần 450 km và có đầu dò quang điện/hồng ngoại.

Tehran từng công bố phiên bản chống hạm của Fateh 110, từ đó Fateh 313 được phát triển. Bản Fateh 110 mở rộng bao gồm các thiết kế đã được kiểm chứng trong chiến đấu. Một số biến thể của chúng đã được sử dụng để chống lại lực lượng Mỹ ở Iraq và các mục tiêu ở Syria.

Tiếp theo là tên lửa Tankil được cho là phiên bản của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Raad-500 cũng do Iran phát triển. Tên lửa Tankil nhỏ hơn Asef nhưng được đánh giá là có tầm bắn lên tới 500 km.

Ngoài Asef và Tankil, lực lượng Houthi còn có tên lửa chống hạm nhỏ hơn là ASBM. Thông tin chi tiết về tên lửa đạn đạo chống hạm nhỏ nhất của Houthi rất hạn chế nhưng IISS cho biết tầm hoạt động của Faleq chỉ dưới 140 km.

Tiếp theo là Muhit được cho là không bắt nguồn từ thiết kế của Iran, mặc dù rất có thể Tehran đã hỗ trợ sản xuất. Muhit được cho là phiên bản diệt hạm của tên lửa đất đối không Qaher-2 của Houthi được chuyển đổi từ tên lửa đất đối không SA-2 do Liên Xô phát triển.

Việc lực lượng Houthi sử dụng tên lửa đạn đạo đối hải cùng với tên lửa hành trình diệt hạm và máy bay không người lái trong các cuộc tấn công đã đặt ra thách thức lớn với bên phòng thủ dù họ có lá chắn tối tân đến đâu.

Tên lửa hành trình đối hải

Việc dùng tên lửa đạn đạo chống hạm của Houthi được cho là mới nhưng nhóm này vẫn ưu tiên hơn cho tên lửa hành trình chống hạm trong các cuộc tấn công của mình trong thời gian qua.

Tên lửa chống hạm sớm nhất Houthi có được cho là P-21/P-22 do Liên Xô sản xuất và C-801 từ Trung Quốc. P-21/P-22 là một phần của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển lớn hơn có tên Rubezh và được NATO định danh là SSC-3 Styx.

Cả P-21/P-22 và C-801 là tên lửa hành trình chống hạm có tầm bắn lần lượt khoảng 80 và 40 km. Cả hai đều sử dụng máy tìm kiếm radar chủ động để tìm mục tiêu. P-21/P-22 còn có khả năng dẫn đường hồng ngoại, cung cấp tùy chọn dẫn đường bổ sung có giá trị, đặc biệt trong các tình huống gây nhiễu chiến tranh điện tử nặng.

Các lực lượng vũ trang của chính phủ Yemen được quốc tế công nhận trước đây đã mua được P-21/P-22 và C-801. Kho vũ khí này sau đó rơi vào tay Houthi sau khi nhóm này giành quyền kiểm soát thủ đô Sanaa và các khu vực khác hồi năm 2014.

Nghiên cứu của IISS cho biết thêm, các tên lửa hành trình chống hạm có khả năng cao hơn mà người Houthi mua được bao gồm Al Mandab 2, dường như là bản sao của Ghadir của Iran. Bản thân Ghadir là phiên bản mở rộng của tên lửa C-802 dẫn đường bằng radar và có tầm bắn khoảng 300 km.

Cũng theo nguồn tin này, kho tên lửa hành trình chống hạm của Houthi được cho là do Iran sản xuất bao gồm Sayyad và Quds Z-0. Cả hai đều là biến thể hoặc phiên bản của loạt tên lửa hành trình tấn công mặt đất Quds với khả năng chống hạm.

Lực lượng dân quân người Yemen này cũng đã tích cực sử dụng các phiên bản có khả năng cao hơn của dòng Quds kể từ năm 2019. Iran cuối cùng đã thừa nhận là nguồn cung cấp thiết kế Quds (mà chính phủ Mỹ còn gọi là tên lửa "351") khi nước này công khai cho thấy một thiết kế giống hệt, có tên Paveh, trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi tháng 9/2023.

Trước đó, Houthi cũng tiết lộ một loại tên lửa hành trình chống hạm nhỏ hơn có tên Sejil (còn được gọi là Sahil). Vũ khí này có tầm bắn gần 180 km và mang đầu đạn nặng 100 kg, nhưng vẫn chưa rõ nó được dẫn đường như thế nào.

Lực lượng Houthi ở Yemen rõ ràng đã tích lũy được một kho tên lửa chống hạm rất đa dạng, họ cũng cho thấy sẵn sàng sử dụng chúng. Thực tế này đặt ra câu hỏi mà chưa có câu trả lời về việc nhóm này có thể duy trì khả năng hoạt động trong bao lâu nếu xung đột Biển Đỏ thực sự bùng phát.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.