Tên lửa GSLV mang theo vệ tinh quan sát Trái đất đã cất cánh từ bệ phóng thứ hai từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan trên đảo Sriharikota ở miền Đông Ấn Độ. Song, tên lửa đã không thể tiếp cận quỹ đạo.
Đây là vụ phóng tên lửa thất bại lần đầu tiên của Ấn Độ từ năm 2017. Sự cố xảy ra khoảng 6 phút sau khi tên lửa được phóng. Sau vụ việc, Chủ tịch ISRO - ông K. Sivan cho biết, vụ phóng đã “không thể được thực hiện hoàn toàn”.
Mất tích cùng tên lửa GSLV là vệ tinh quan sát Trái đất EOS-03, được thiết kế để trở thành một công cụ “tối tân”. Nhờ đó, giúp nghiên cứu hành tinh của chúng ta. Vệ tinh này dự kiến tồn tại ít nhất 10 năm để cung cấp hình ảnh gần thời gian thực về Ấn Độ, theo dõi thảm họa thiên nhiên và các sự kiện ngắn hạn khác.
Đồng thời, thu thập dữ liệu để hỗ trợ nông nghiệp và lâm nghiệp bằng cách theo dõi sức khỏe cây trồng, dựa trên mô tả của sứ mệnh ISRO.
EOS-03 mang theo một kính thiên văn 700 milimet với bốn trọng tải hình ảnh: Cận hồng ngoại có thể nhìn thấy được (MX-VNIR); Hồng ngoại sóng dài đa khung (MX-LWIR); Cận hồng ngoại có thể nhìn thấy được Hyperspectral (HyS-VNIR); Các thiết bị hồng ngoại sóng ngắn Hyperspectral (HyS-SWIR).
Sự cố phóng tên lửa GSLV mới đây đã chấm dứt 14 lần phóng thành công của ISRO. Năm 2017, một tên lửa khác của Ấn Độ cũng gặp thất bại trong quá trình phóng.
2020 được cho là năm dành để thử nghiệm chương trình không gian của Ấn Độ. Sau khi ra mắt EOS-01 vào tháng 1/2020, hoạt động vũ trụ của quốc gia này đã được tạm dừng trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19.
Cuối năm 2020, Ấn Độ tiếp tục triển khai hai nhiệm vụ vào tháng 11 và 12. Lần phóng vào tháng 11 năm đó đã thành công đưa vệ tinh quan sát Trái đất EOS-01 vào quỹ đạo.
Sự chậm trễ do đại dịch đã khiến ISRO dời việc ra mắt EOS-03 trước nhiệm vụ EOS-02. Indian Express cho biết, theo kế hoạch ban đầu, EOS-03 được đưa vào quỹ đạo từ tháng 3. Báo cáo cho biết, nhiệm vụ đó đã được dời lại.
Bên cạnh đó, ISRO cũng lên kế hoạch khởi động thêm ít nhất 4 nhiệm vụ khác vào cuối năm nay. Tuy nhiên, hiện, tất cả 5 nhiệm vụ có thể sẽ bị tạm dừng khi ISRO điều tra nguyên nhân sự cố.