Tập huấn nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo

142 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các trường THPT tỉnh Hà Nam tham gia tập huấn
142 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các trường THPT tỉnh Hà Nam tham gia tập huấn

Bên cạnh việc quán triệt triển khai Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 7/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo, chương trình tập huấn còn có nội dung hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán cấp THPT về năng lực ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm trong bối cảnh hiện nay, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo.

Đến dự và phát biểu chỉ đạo tập huấn, ông Phạm Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam - khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Bộ GD&ĐT cũng như các chỉ đạo của ngành Giáo dục Hà Nam về đạo đức nhà giáo.

Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam phát biểu tại buổi tập huấn
Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam phát biểu tại buổi tập huấn 

Theo ông Phạm Anh Tuấn, các kỹ năng ứng xử sư phạm không phải là nội dung mới đối với giáo viên vì vấn đề này đã được đào tạo trong các trường sư phạm và chính các thầy, cô giáo cũng đã sử dụng trong suốt quá trình làm nghề.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, nội dung này được đặt ra với những yêu cầu mới của xã hội và của Ngành, đòi hỏi giáo viên cần tiếp tục phải học tập, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của thực tế.

Nhấn mạnh điều này, ông Phạm Anh Tuấn đồng thời giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn tỉnh về việc tiếp tục triển khai nội dung tập huấn tại cơ sở giáo dục, hoàn thành trước 30/9/2019.

Sở GD&ĐT Hà Nam cũng khuyến khích các trường nghiên cứu, lựa chọn hình thức tổ chức quán triệt nội dung về “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm và tăng cường đạo đức nhà giáo” cho toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện của cơ sở.

Tham gia tập huấn, nhiều giáo viên chia sẻ đây là chương trình thực sự có ý nghĩa và hết sức thiết thực, góp phần trang bị, củng cố cho giáo viên THPT thêm các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trước thềm năm học mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.