Tạo môi trường kinh doanh có trách nhiệm

GD&TĐ -Việc áp dụng các nguyên tắc và doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm sẽ giúp thúc đẩy chiến lược hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam.

Thảo luận tại diễn đàn kinh doanh có trách nhiệm
Thảo luận tại diễn đàn kinh doanh có trách nhiệm

Đây là thông điệp của Diễn đàn kinh doanh có trách nhiệm diễn ra vào ngày 25-26/11 tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia đại diện của Chính phủ, doanh nghiệp, công đoàn, và cộng đồng quốc tế, để bàn thảo nhiều vấn đề liên quan đến tối đa hóa những đóng góp tích cực của doanh nghiệp về quyền lao động và các mục tiêu phát triển của Việt Nam.

Trong bài phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiêm Giám đốc VCCI-TP HCM, ông Võ Tân Thành, cho biết: “Việc khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh theo các nguyên tắc được quốc tế công nhận về quyền con người, bảo vệ môi trường, sự liêm chính trong kinh doanh và chống tham nhũng là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.” 

Diễn đàn ghi nhận Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở ra những cơ hội rõ ràng giúp tăng cường kinh doanh có trách nhiệm vì hội nhập quốc tế và thương mại công bằng.

Tăng cường kinh doanh có trách nhiệm giúp Việt Nam trở thành một phần của chuỗi giá trị toàn cầu
 Tăng cường kinh doanh có trách nhiệm giúp Việt Nam trở thành một phần của chuỗi giá trị toàn cầu

TS Carsten Schittek, Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam, nhận định: “Việc thực hiện EVFTA đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải thay đổi trên một số phương diện. Những cải cách này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành một phần của các chuỗi giá trị toàn cầu. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng để các doanh nghiệp của EU đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào các chuỗi giá trị đó.”

Diễn đàn Doanh nghiệp có trách nhiệm do ILO, VCCI, Liên minh Châu Âu và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đồng tổ chức trong khuôn khổ dự án Trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng tại Châu Á nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho quá trình hoạch định chính sách của quốc gia trong tương lai.

Một số chủ đề được bàn thảo tại sự kiện là vai trò của Chính phủ trong việc tạo môi trường cho đạo đức kinh doanh có trách nhiệm, và làm thế nào các cam kết của doanh nghiệp liên quan đến nhân quyền, quyền lao động và môi trường có thể giúp đưa Việt Nam tiến bước hướng tới hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên Hợp Quốc.

Chương trình hợp tác này của EU-OECD-ILO hướng tới tăng cường việc tôn trọng các quyền lao động và môi trường hoạt động doanh nghiệp tại 6 quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Giám đốc chương trình, ông Fredy Guaycan, cho biết: “Hy vọng các kết quả của diễn đàn sẽ được sử dụng để đưa trách nhiệm doanh nghiệp vào các thực hành doanh nghiệp của Việt Nam và rộng hơn là vào khung chính sách quốc gia, cũng như các chính sách doanh nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia và công ty Việt Nam”. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.