Tạo môi trường giáo dục cạnh tranh lành mạnh

GD&TĐ - Chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên được nhiều nhà giáo cho rằng sẽ tạo ra một môi trường giáo dục cạnh tranh lành mạnh.

Cô trò Trường Tiểu học Tống Phan (huyện Phù Cừ, Hưng Yên) trong giờ học
Cô trò Trường Tiểu học Tống Phan (huyện Phù Cừ, Hưng Yên) trong giờ học

Nêu quan điểm cá nhân về chủ trương này, thầy Nguyễn Văn Huấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre - cho rằng: Bỏ biên chế với đội ngũ giáo viên là tốt, bởi nếu làm như vậy sẽ loại bỏ được những bất cập về sức ì hiện nay của một bộ phận giáo viên.

Trên thực tế, tâm lý của người được vào biên chế là sự yên ổn, chắc chắn, nếu làm việc không cần phấn đấu cũng khó bị mất việc. Điều này sẽ dần làm mất đi động lực để mỗi cá nhân phấn đấu nhằm tốt hơn lên trong công việc.

Tuy nhiên, theo thầy Nguyễn Văn Huấn, cái gì mới cũng sẽ khó và chắc chắn không tránh khỏi nhiều ý kiến trái chiều. Bởi vậy, chủ trương mới nếu có triển khai cần được tuyên truyền sâu rộng hơn, để các nhà giáo thấy rõ được những điểm có lợi, điểm tốt của chủ trương mới, từ đó đồng tình, ủng hộ.

NGƯT Nguyễn Thị Thúy - Giáo viên môn Công nghệ Trường THPT Nguyễn Du (huyện Châu Đức), một trong những gương mặt giáo viên tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khi chia sẻ quan điểm về việc bỏ công chức giáo viên đã thẳng thắn ủng hộ và cho rằng nếu làm được điều này sẽ rất tốt, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Đặc biệt, khi thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, yêu cầu với đội ngũ là vô cùng quan trọng. Trong đó, người giáo viên cần phải tự đào tạo mình để đáp ứng với yêu cầu mới. Mà trên thực tế, việc có vào không có ra làm tăng sức ì của giáo viên, ngại đổi mới.

Cũng theo cô Thúy, chủ trương này chắc chắn ban đầu sẽ có người bị sốc, không đồng tình ngay, nhất là những người hạn chế về năng lực; nhưng những giáo viên có năng lực và tâm huyết sẽ ủng hộ.

"Tôi thấy ở Trường THPT Nguyễn Khuyến ở TP Hồ Chí Minh, dù họ tuyển giáo viên đầu vào không quá khắt khe, nhưng các thầy cô vào trường là phải làm việc thực sự, làm ngày đêm, tất nhiên là với mức lương xứng đáng. Trong quá trình làm việc, nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẽ bị đào thải" - Cô Thúy ví dụ.

Trước băn khoăn liệu hiệu trưởng lạm quyền khi được tuyển dụng giáo viên, cô Nguyễn Thị Thúy nêu quan điểm cá nhân: Phải đề cao tính dân chủ trong nhà trường.

Bên cạnh đó, chất lượng giáo viên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường; chưa kể tác động từ ý kiến của phụ huynh, học sinh về giáo viên, nên sẽ ảnh hưởng đến quyết định của hiệu trưởng.

"Khi một nhà trường quy tập nhiều giáo viên giỏi, người hiệu trưởng càng không thể lạm quyền vì họ đều có tiếng nói với học sinh, chính họ là người quyết định số lượng học sinh vào trường học và quyết định sự tin tưởng của phụ huynh với nhà trường" - Cô Thúy cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.