Tạo diễn đàn liên ngành hàng đầu về mạng dữ liệu lớn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sáng 11/12, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 12 "Tính toán dữ liệu và mạng xã hội - CsoNet 2023” diễn ra tại Hà Nội.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Hội thảo do Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội) tổ chức và kéo dài đến hết ngày 13/12.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, hàng năm, chuỗi hội thảo, hội nghị quốc tế của nhà trường thu hút các học giả, nhà nghiên cứu và học viên xuất sắc trên toàn thế giới.

GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân phát biểu tại hội thảo.

GS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân phát biểu tại hội thảo.

Những trao đổi này đặt nền tảng cho hợp tác hơn nữa với các giá trị học thuật và ứng dụng trong thực tế sâu rộng. “Chúng tôi tin vào sức mạnh của nghiên cứu để không chỉ mở rộng chức năng chính là giảng dạy, mà còn tìm ra giải pháp thiết thực cho những thách thức cấp bách của thế giới” - GS.TS Phạm Hồng Chương bày tỏ.

Ngoài các lĩnh vực kinh tế và quản lý là thế mạnh của Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhà trường còn chú trọng nghiên cứu và đào tạo trong các lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, quản lý; trong đó đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực như: dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, vận trù học và chuyển đổi số, phù hợp với các chủ đề chính của CSoNet.

Chuyên gia, diễn giả trong nước thảo luận tại hội thảo.

Chuyên gia, diễn giả trong nước thảo luận tại hội thảo.

CSoNet là một trong những sự kiện quốc tế nổi bật của Trường ĐH Kinh tế quốc dân. “Thông qua hội nghị, chúng tôi muốn tạo ra diễn đàn liên ngành hàng đầu để quy tụ các nhà nghiên cứu và học viên từ mọi lĩnh vực của mạng dữ liệu lớn, chẳng hạn như: tính toán và phân tích trên mạng siêu lớn, khai thác, bảo mật và quyền riêng tư cũng như học sâu” - GS.TS Phạm Hồng Chương trao đổi.

Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, CSoNet 2023 tìm cách giải quyết các vấn đề tính toán quan trọng được giới nghiên cứu quan tâm. Thời gian gần đây, tập trung vào nền tảng cơ bản, phát triển công nghệ lý thuyết và các ứng dụng trong thế giới thực liên quan đến phân tích, lập mô hình mạng dữ liệu lớn và học sâu.

Năm nay, hội thảo mời các giáo sư nổi tiếng đến báo cáo trong phiên toàn thể và thảo luận nhóm về các vấn đề hiện tại đang thu hút sự chú ý của thế giới công nghệ hiện nay. Hơn 40 bài báo xuất sắc đã được chấp nhận trình bày.

GS.TS Phạm Hồng Chương tin tưởng, hội thảo sẽ làm giàu vốn hiểu biết sâu rộng hơn về các vấn đề đương đại trong vận trù học và trí tuệ nhân tạo.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ tại hội thảo.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ tại hội thảo.

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Ban tổ chức đã nhận được 63 bài báo khoa học của các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ Việt Nam và 18 quốc gia khác, trong đó có Hoa Kỳ, Anh, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ireland, Ba Lan, Na Uy, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông, Ả Rập Saudi, Singapore, Thái Lan, Iran... 41 bài báo đã được chọn để trình bày trong 4 phiên trong các lĩnh vực: học máy và dự báo, tối ưu hóa, bảo mật và blockchain, và phân tích mạng xã hội. 23 bài xuất sắc được chấp nhận trong hạng mục các bài báo tiêu chuẩn (regular paper), tỷ lệ chấp nhận là 36%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.