Tạo cho HSSV sân chơi bổ ích, lành mạnh

Tạo cho HSSV sân chơi bổ ích, lành mạnh

(GD&TĐ)-Việc tổ chức các hoạt động tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia giao lưu, thi tài, học tập kinh nghiệm lẫn nhau cũng như nhiều hình thức động viên, khuyến khích, khen thưởng những sinh viên, học sinh học giỏi, đạt giải trong các kỳ thi Olympic, sinh viên nghiên cứu khoa học, thi Robocon,… đã có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ và ghi nhận thành công bước đầu của sinh viên.

Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: gdtd.vn
Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: gdtd.vn

Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian qua, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành Giáo dục, các nhà trường tổ chức triển khai theo từng chuyên đề cụ thể gắn với việc học tập và rèn luyện của sinh viên như: Thi Olympic các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội thi học tập và làm theo lời Bác “Sáng mãi tên người”, Cuộc thi viết “Gương tập thể và cá nhân tiên tiến làm theo lời Bác” (ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, ĐH An Giang, ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh…), thu hút sự tham gia của hàng vạn học sinh, sinh viên.
 
Các nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện nghiêm túc “Tuần sinh hoạt công dân – HSSV” đầu khóa, đầu năm học và cuối khóa với nhiều hình thức phong phú, sinh động. Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, pháp luật cho HSSV đầu khoá, đầu năm học đã được triển khai với những chuyên đề cụ thể như: Học sinh, sinh viên Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tuổi trẻ Việt Nam hưởng ứng Năm thanh niên – 2011, Năm An toàn giao thông – 2012…

Năm 2011, Bộ GD&ĐT đã gửi tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương và chỉ đạo các trường tổ chức đợt tuyên truyền rộng rãi trong học sinh, sinh viên chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia và chủ quyền biển, đảo do đồng chí Bí thư Đảng ủy nhà trường trực tiếp là báo cáo viên. Đợt tuyên truyền bước đầu đã có tác dụng tốt trong việc nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đồng thời tạo niềm tin, sự đồng thuận của học sinh, sinh viên với chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và cần được tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo.

Các nhà trường đã bước đầu chú trọng việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên theo hướng đưa ra các chủ đề đa dạng, học sinh, sinh viên tự tổ chức theo nhóm phù hợp với sở thích cá nhân trên cơ sở định hướng rèn luyện của nhà trường; Tổ chức cho sinh viên tham gia thảo luận về đổi mới phương pháp học tập, thành lập và duy trì các câu lạc bộ học thuật nhằm  tạo sân chơi lành mạnh và trao đổi, học tập kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng “mềm” giúp sinh viên nâng cao cả về ý thức học tập và kiến thức chuyên môn, giảm vi phạm nội quy, quy chế thi.

Nhiều trường đã tích cực phối hợp với các tổ chức và các cơ quan liên quan để tổ chức nhiều hoạt động tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia giao lưu, thi tài, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Nhiều hình thức động viên, khuyến khích, khen thưởng những sinh viên, học sinh học giỏi, đạt giải trong các kỳ thi Olympic các môn học, sinh viên nghiên cứu khoa học, thi Robocon,… đã có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ và ghi nhận thành công bước đầu của sinh viên.

Phong trào thanh niên trường học được triển khai mạnh mẽ

Phong trào thanh niên trường học được triển khai mạnh mẽ trong học sinh, sinh viên đã góp phần nâng cao thể lực, định hướng và xây dựng lối sống đẹp, nếp sống lành mạnh cho sinh viên gắn với các sự kiện chính trị - xã hội của đất nước, của Đảng, Đoàn và ngành Giáo dục.

Thông qua các hoạt động ngoại khóa như mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, hội thi sinh viên tài năng, … đã tạo cuộc sống tinh thần vui tươi lành mạnh, định hướng lối sống, ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng của sinh viên; sinh viên có cơ hội rèn luyện, chủ động, tích cực trong học tập, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm,…

Bộ GD&ĐT đã phối hợp với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan phát động và chỉ đạo tốt hoạt động sinh viên tình nguyện, trong đó đỉnh cao là các chiến dịch như “Tiếp sức mùa thi”, “Tiếp sức đến trường, “Lễ hội Xuân hồng”..., được sự hưởng ứng của đông đảo HSSV, dư luận xã hội đánh giá cao.

Thông qua các hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên tình nguyện, nhiều sinh viên đã tích cực phấn đấu trong học tập và rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trong giai đoạn vừa qua, đã có hàng vạn sinh viên đã được đi học lớp nâng cao nhận thức về Đảng, trong đó nhiều sinh viên ưu tú đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên kết nạp được 98 sinh viên; Trường ĐH Đà Lạt kết nạp được 38 đảng viên, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh kết nạp được 42 đảng viên, Trường CĐSP Thái Nguyên kết nạp được 12 sinh viên, Trường ĐHSP Hà Nội 2 kết nạp được 27 sinh viên, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp – Bắc Giang kết nạp được 10 đảng viên,...

Các hoạt động văn nghệ, thể thao ngoại khóa của sinh viên đã được tăng cường, đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên. Các nhà trường đã tổ chức triển khai Quyết định số 60/2008/QĐ- BGDĐT ngày 05/11/2008 quy định tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp; Quyết định 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 quy định tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng theo từng chủ đề, gắn với đặc thù ngành, nghề đào tạo và điều kiện thực tiễn của mỗi trường.

Hệ thống các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao,.. được các nhà trường quan tâm, hỗ trợ hoạt động nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được tham gia hoạt động trong trường, giúp cho sinh viên tự chủ, tích cực rèn luyện nếp sống lành mạnh, phòng tránh tệ nạn xã hội.

Theo định kỳ hàng năm, Bộ GD&ĐT phối hợp với Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam tổ chức giải vô địch các môn thể thao dành cho học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ, TCCN, đồng thời tổ chức Đoàn thể thao học sinh, sinh viên  Việt Nam tham dự các giải thể thao sinh viên trong khu vực và thế giới. Một số giải thi đấu lớn, tổ chức thường xuyên theo định kỳ đã thu hút đông đảo các trường tham dự như: Giải bóng đá sinh viên VTC – Cup, Giải bóng chuyền sinh viên Cúp TOYOTA; Đoàn thể thao sinh viên Việt Nam tham dự Đại hội thể thao sinh viên thế giới, Đại hội thể thao sinh viên Châu Á và Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á,….

Định kỳ 2 năm/1 lần, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc tại 2 khu vực với sự tham gia của nhiều Sở GD&ĐT, trường đại học, cao đẳng nhằm thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng trong các nhà trường, định hướng giá trị thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, Hội thi Nghiệp vụ sư phạm – Văn hóa – Thể thao các trường sư phạm toàn quốc được tổ chức định kỳ 4 năm/1 lần cũng là một sân chơi lớn, được đông đảo các trường hưởng ứng, đã tạo điều kiện để sinh viên các trường sư phạm giao lưu, học hỏi nhằm phát triển các kỹ năng nghề nghiệp sau khi ra trường.

Sinh viên ĐH Y Hà Nội hiến máu cứu người. Ảnh: gdtd.vn
Sinh viên ĐH Y Hà Nội hiến máu cứu người. Ảnh: gdtd.vn

Chuyển biến rõ rệt trong công tác y tế trường học

Công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên, vệ sinh trường học được tăng cường và có những chuyển biến rõ rệt. Hệ thống tổ chức chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên đã được củng cố. Các trường đã thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên, nhiều Trạm Y tế đã kiện toàn và thành lập. Kết quả thống kê năm 2011 của các trường đào tạo cho thấy: Số trường có trạm y tế của năm 2006 chiếm 55.9%, tỷ lệ này đã tăng lên vào năm 2011 là 70.3%. Số trạm y tế có đủ trang thiết bị y tế theo quy định đều chiếm tỷ lệ cao: năm 2006 là 97.9%, năm 2011 là 99.1%. Tổng số cán bộ y tế trường học chuyên trách có trình độ chuyên môn từ trung cấp y trở lên năm 2006 chiếm 87,4%, năm 2011 chiếm 89,9%, tăng lên 2,7%.

Các trường đã phối hợp với cơ quan y tế trên địa bàn thực hiện tốt việc phòng, chống dịch, bệnh, làm giảm các yếu tố nguy cơ phát sinh và gia tăng bệnh, tật học đường (trong 4 năm qua, chưa có dịch bệnh và ngộ độc lớn xảy ra trong trường học). Công tác khám, phân loại, quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh, sinh viên ngày càng nề nếp và chất lượng; đã phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhiều trường hợp học sinh, sinh viên có vấn đề về sức khỏe.

Thông qua việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vào chương trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động truyền thông về giáo dục sức khỏe, học sinh, sinh viên được nâng cao nhận thức, được rèn luyện để hình thành các hành vi tốt, chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch, bệnh trong nhà trường và cộng đồng.

Nhiều chương trình y tế trong các trường học như phòng, chống dịch bệnh, phòng chống bệnh tật học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, nước sạch vệ sinh môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, phòng chống HIV/AIDS,…đã được triển khai ngày càng hiệu quả và được các địa phương tham gia đánh giá cao.

Số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc ngày càng tăng theo từng năm học, kinh phí hỗ trợ cho công tác y tế trường học trích từ bảo hiểm tăng lên rõ rệt từ 3,1616 tỷ đồng (năm 2006) đã lên tới 13,766 tỷ đồng (năm 2011). Công tác chữ thập đỏ trong trường học đã được triển khai mạnh mẽ, hàng năm, trung bình thu hút được khoảng 5000 sinh viên tham gia với 4000 đơn vị máu thu được và có đến hàng nghìn người đăng ký hiến máu dự bị góp phần vào việc thực hiện “Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời nhận lại”.

Các nhà trường đã thực hiện công tác truyền thông về ngày toàn dân hiến máu tình nguyện thông qua website, bảng tin, hệ thống phát thanh, sinh hoạt định kỳ. Đồng thời, các trường cũng tiến hành tôn vinh những người hiến máu nhiều lần như thầy Võ Minh Hiếu (Trường trung cấp Y tế Đồng Tháp) đã hiến máu 42 lần và vận động được 5000 đoàn viên, học sinh, sinh viên tham gia hiến máu, học sinh Lê Văn Lành (Trường trung cấp Y tế Đồng Tháp) đã 9 lần hiến máu tình nguyện…

Tuy nhiên, việc thực hiện các văn bản pháp quy liên quan đến công tác y tế trường học còn chưa triệt để. Một số trường chưa có Ban chỉ đạo y tế trường học, đội ngũ cán bộ y tế trường học vừa thiếu và yếu, chưa được đãi ngộ thỏa đáng, kế hoạch đầu tư cho giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên hằng năm chưa được quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí dành cho y tế trường học còn thiếu…

Hải Bình

Tin tiêu điểm

Sản xuất Tu-160 mới

Sản xuất Tu-160 mới

Thế giới
GD&TĐ - Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất của Nga (UAC) đã hoàn thành việc hiện đại hóa 3 xưởng sản xuất máy bay ném bom Tu-160 thế hệ mới.

Đừng bỏ lỡ

Thành Bản Phủ là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đặc sắc lễ hội Thành Bản Phủ

GD&TĐ - Đã thành thông lệ, hàng năm, Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ lại diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Loại bỏ asen trong nước bằng công nghệ an toàn giúp bảo vệ sức khỏe con người. Ảnh minh họa: INT

Loại bỏ asen trong nước ngầm

GD&TĐ - Theo TS Nguyễn Quốc Khương Anh, arsenic, còn được viết là asen (As) là nguyên tố rất độc hại, có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường đất, nước và khí.