Tăng cường triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19
Phạm Hiền
GD&TĐ - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành về việc tăng cường triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Ảnh minh họa.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế đã có Công điện số 708/CĐ-BYT và Công điện số 710/ CĐ-BYT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 nhằm đạt các mục tiêu tiêm chủng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 19/5/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có Văn bản số 1137/ VSDTTƯ-TCQG hướng dẫn các tỉnh/thành phố triển khai đồng thời vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại mũi 3 và triển khai triển khai tiêm nhắc mũi 4 đặc biệt ưu tiên triển khai sớm cho đối tượng công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp, người làm dịch vụ du lịch có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố tiếp tục chỉ đạo, thực hiện tập trung đẩy mạnh việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên trong Quý II/2022 và tổ chức tiêm chủng mũi 4 theo chỉ đạo của Bộ Y tế tại Văn bản số 2357/BYT-DP và hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông để người dân đồng thuận đi tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời, đầy đủ.
Khẩn trương tiếp nhận số vắc xin đã được phân bổ tại Quyết định số 443/QĐ VSDTTƯ phân bổ đợt 146,147.
"Số lượng vắc xin đã phân bố tại Quyết định nêu trên tương ứng với 30% số đối tượng cần tiêm mũi 3 còn lại của các địa phương"- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đồng thời đề nghị các tỉnh/thành phố tổ chức triển khai đảm bảo sử dụng hết số vắc xin được phân bổ, việc điều chuyển vắc xin giữa các tỉnh/thành phố là rất khó thực hiện.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur tăng cường giám sát hỗ trợ thúc đẩy tiếp nhận vắc xin và tiến độ tiêm chủng để đảm bảo không hủy bỏ vắc xin do hết hạn sử dụng.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, sẽ cập nhật báo cáo Bộ Y tế hàng tuần về tình hình tiếp nhận vắc xin và kết quả triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của các địa phương để Bộ Y tế kịp thời tăng cường chỉ đạo.
GD&TĐ - Không gian xanh và trang thiết bị hiện đại tại trung tâm thể thao Aqua Sport Center thuộc khu đô thị sinh thái Aqua City khiến các người đẹp hào hứng tập luyện.
GD&TĐ - Thời đại của các siêu mẫu đã mang đến cho thế giới một số tên tuổi lẫy lừng - Claudia Schiffer, Naomi Campbell, Linda Evangelista, Cindy Crawford và... Nadja Auermann. Riêng về Nadja Auermann, từng giành giải quán quân về chân dài (112cm) trong giới người mẫu chuyên nghiệp, được ghi vào sách kỷ lục Guinness.
GD&TĐ - Trong tập 2 Nghệ sĩ thần tượng, Hoàng Phước tiếp tục gây bất ngờ vì ngoài hát rất giống NSND Thanh Tuấn, anh còn có thể giả giọng NSND Út Trà Ôn và nghệ sĩ Phương Quang…
GD&TĐ - Theo kế hoạch, sau 17 giờ ngày 20/8, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT sẽ tự động khóa chức năng đăng ký xét tuyển để chuyển qua quy trình tiếp theo. Khi đó, thí sinh sẽ không còn quyền đăng ký và điều chỉnh nữa.
GD&TĐ - Thực hiện Kế hoạch số 317 của Phòng GD&ĐT thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) về việc tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Phòng GD&ĐT đã tổ chức lớp bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
GD&TĐ - Thời điểm này là giai đoạn “nước rút” để thí sinh thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển (NVXT) trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT (Hệ thống). Các chuyên gia khuyến nghị, thí sinh cần lưu ý mốc thời gian nhằm tránh sai sót hoặc chậm trễ. Tuyệt đối không nên để “nước đến chân mới nhảy”.
GD&TĐ - Học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ tựu trường vào ngày 30/8, riêng lớp 1 đến trường từ 22/8 tới đây. Ngành Giáo dục Bắc Giang đã chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực sẵn sàng cho năm học mới 2022 -2023.
GD&TĐ - Nhiều cha mẹ trẻ thường hỏi, liệu có cần thiết phải có nếp sinh hoạt cho các bé không? Để bé được quyết định giờ ăn, ngủ thì tốt hơn chứ, tự nhiên hơn chứ. Tạo nền nếp, thói quen cho trẻ quan trọng đến vậy sao?
GD&TĐ - Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện hình ảnh ‘hòn non bộ lớn nhất Việt Nam’ nằm trong một khu đô thị ở tỉnh Quảng Ninh. Ngay sau đó, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) - Công an tỉnh Quảng Ninh đã mời người đăng bức ảnh này lên làm việc.
GD&TĐ -Thi sĩ J. Leiba (do hai chữ Lê Bái đọc lái ra), còn có bút danh Thanh Tùng Tử, họ tên đầy đủ là Lê Văn Bái (1912-18/12/1941), sinh tại Yên Bái nhưng quê gốc ở làng Nam Trực, phủ Nam Trực (nay thuộc xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông từng học Trường Bảo hộ Hà Nội (Trường Bưởi) rồi theo một nhóm giang hồ mãi võ.
GD&TĐ - Trong quá trình bơi lội, các em đã thi lặn với nhau. Tuy nhiên sau đó, 2 bé trai chìm dưới nước khoảng 5 phút. Khi được vớt lên các em đã bị tổn thương phổi, nguy kịch do ngạt nước.