Tăng cường phục vụ sách, báo tại các điểm bưu điện – văn hóa xã

GD&TĐ - Ngày 29/11, tại Hà Nội Bộ VH-TT&DL phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức “Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực Chương trình phối hợp công tác số 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm bưu điện - văn hóa xã giai đoạn 2013 - 2020”.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị nhằm đánh giá, khuyến khích và rút kinh nghiệm trong các hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm bưu điện - văn hóa tại các địa phương trong những năm qua. Đồng thời triển khai Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ VH-TT&DL và Bộ Thông tin và Truyền thông; Đưa ra các giải pháp tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại điểm bưu điện - văn hóa xã giai đoạn 2013 - 2020. Cùng với đó, phục vụ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển văn hóa đọc, tạo điều kiện cho người dân học tập suốt đời.

Thông qua Hội nghị, Ban Tổ chức sẽ thu thập dữ liệu để nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình, định hướng các giải pháp phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển của ngành thư viện và bưu điện nhằm đẩy mạnh hiệu quả của chương trình trong giai đoạn tiếp theo.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Chúng tôi nhận thấy chương trình này rất phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó mảng Thông tin - Truyền thông có một nội dung là giảm nghèo về thông tin, có nghĩa là sách báo cần phải đưa đến các điểm bưu điện - văn hóa xã, các thư viện để giúp người dân có thêm nhiều thông tin liên quan đến các hoạt động của đất nước, cũng như giúp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng.

Cho đến nay, chương trình đã được triển khai tại 1.731 điểm bưu điện – văn hóa xã. Số lượng sách luân chuyển bình quân là 160 đầu sách/điểm/lần. Với kết quả đạt được, chứng tỏ đây là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao ý thức đọc sách, rút ngắn khoảng cách tiếp cận thông tin của người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng nông thôn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ