Tăng cường phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ ở miền Trung

GD&TĐ - Toàn hệ thống y tế tại các tỉnh miền Trung ngoài thực hiện công tác khám chữa bệnh, đã triển khai đồng loạt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Người dân dọn dẹp vệ sinh sau mưa lũ.
Người dân dọn dẹp vệ sinh sau mưa lũ.

Đợt bão lũ vừa qua ở miền Trung đã gây thiệt hại rất nặng nề. Bàn ghế bị hư hỏng nặng, nhiều trang thiết bị dạy học và đồ dùng học tập, sách vở của học sinh bị trìm trong bùn nước.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau lũ lụt là rất lớn, chính vì vậy toàn hệ thống y tế tại các tỉnh miền Trung ngoài thực hiện công tác khám chữa bệnh, đã triển khai đồng loạt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, sau mưu lũ môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm do số lượng lớn xác súc vật, rác thải phân hủy làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đặc biệt là nguyên nhân phát sinh nhiều dịch bệnh như: đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn....

Để chủ động phòng tránh bệnh, bên cạnh sự nỗ lực của cán bộ y tế, người dân cũng cần tích cực chủ động phối hợp thực hiện tốt việc thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Khử trùng nước sử dụng cho uống và sinh hoạt, bảo đảm dùng nước sạch trong ăn uống. Làm vệ sinh môi trường sau khi lũ rút. Ăn chín, uống chín bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Tăng cường kiểm tra, rà soát, sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trước, trong và sau mưa lớn và lũ lụt tại địa phương.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng mưa lớn và lũ lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt của Bộ Y tế.

Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra tại các vùng có mưa lớn và lũ lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huvết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ cho các các xã, phường, thị trấn. Hỗ trợ cung cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng bị mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất. Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư y tế phòng, chống lụt bão; tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi cần.

Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo công tác thường trực, cấp cứu nội viện và chuẩn bị sẵn sàng các đội cấp cứu ngoại viện. Tập trung mọi nguồn lực, tổ chức cấp cứu kịp thời, đảm bảo tính mạng cho người bị nạn, giảm thiểu thiệt hại về người khi có tình huống xảy ra. Bảo đảm dự trữ, cung ứng đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu để sẵn sàng cấp cứu cho người bệnh.

Để kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm vùng lũ lụt trung tâm Kiểm soát bệnh tật của các tỉnh miền Trung đã luôn sẵn sàng triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường sau khi nước rút; kiện toàn đội cơ động phòng chống dịch và sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật. Trong đó tập trung rà soát, bổ sung trang thiết bị, vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp sau bão lụt. Tăng cường nhân lực cho  đội cơ động, chỉ đạo các đội bám sát địa bàn, hướng dẫn, giúp đỡ các huyện xử lý vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt sau lũ lụt...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.