Tăng cường hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và OECD

GD&TĐ - Chiều 4/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã họp trực tuyến với ông Andreas Schleicher đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cùng lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan dự họp.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cùng lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan dự họp.

Ông Andreas Schleicher - Giám đốc bộ phận Giáo dục và Kỹ năng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết: Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng và tổ chức triển khai từ năm 2000.

Chương trình thực hiện 3 năm một lần để đánh giá về hệ thống giáo dục trên toàn thế giới thông qua việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi. Mục tiêu tổng quát của PISA là đánh giá mức độ chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này của học sinh khi đến độ tuổi hoàn thành giai đoạn giáo dục bắt buộc.

Ngoài ra chương trình đánh giá PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể, gồm: Đánh giá theo các mức độ đối với năng lực của học sinh ở độ tuổi 15 ở các lĩnh vực Toán học, Khoa học và Đọc hiểu; nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh; nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy, học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.

Việt Nam tổ chức triển khai PISA 4 chu kỳ là 2012, 2015, 2018 và 2022 với mục đích hội nhập quốc tế về giáo dục, so sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế. Quốc gia triển khai PISA sẽ được OECD đưa ra kết quả phân tích, đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia.

Quang cảnh cuộc họp.

Quang cảnh cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết: Việc tham gia PISA nhằm góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kỹ thuật và phương pháp đánh giá. Đưa ra cách tiếp cận mới về dạy - học, kiểm tra, thi và đánh giá.

Từ kết quả khảo sát của OECD, các nhà hoạch định chính sách và nhà giáo dục ở Việt Nam có thể học hỏi từ chính sách và thực tiễn của các nước khác. Kết quả khảo sát đồng thời cung cấp cách nhìn sâu sắc về việc hệ thống giáo dục đang chuẩn bị tốt như thế nào cho học sinh trước những thách thức trong cuộc sống thực và thành công trong tương lai.

Ông Andreas Schleicher là người khởi xướng và giám sát Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) và các công cụ quốc tế khác, tạo ra một nền tảng toàn cầu cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và nhà giáo dục trên khắp các quốc gia và nền văn hóa để đổi mới và chuyển đổi các chính sách và thực tiễn giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.