Tân sinh viên tại Trung Quốc được trao thưởng vì lý do hiếm ai ngờ tới

Một trường đại học ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc đã thành lập giải thưởng nhằm khuyến khích sinh viên tự đến trường nhập học.

Mới đây, ngày 13/9, một trường đại học ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc thành lập giải thưởng nhằm khuyến khích sinh viên tự đến trường nhập học. Theo The Papper, trường này chào đón 10.000 tân sinh viên trong năm học mới.

Thông tin từ trang web chính thức của nhà trường, có khoảng 2.000 sinh viên nhận được giải thưởng này. Trong số đó, em Lý Kiệt là sinh viên được chú ý nhất. Lý Kiệt một mình đi máy bay từ Chiết Giang. Em mang theo một số hành lý và vật dụng cần thiết đến Tây An trong ngày nhập học.

Tin tức về giải thưởng độc đáo này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Bên cạnh những người tỏ ra thích thú trước cách làm của nhà trường thì cũng nhiều người cho rằng việc tự đi nhập học không thể hiện được lối sống tự lập của sinh viên.

Dân mạng chỉ ra hai lý do chính khiến phụ huynh cùng con nhập học. Thứ nhất, người lớn thường có tâm lý lo lắng, muốn đồng hành cùng con để giải quyết những vấn đề thực tế tại trường đại học. Thứ hai, vào đại học là bước ngoặt lớn, phụ huynh muốn chứng kiến khoảnh khắc trưởng thành của con.

Trước đó, liên quan đến một trong những giải thưởng lạ lùng nhất, trang The Guardian, đại học Mỹ thuật ở thành phố Hamburg (Đức) cung cấp học bổng cho những ứng viên cam kết “sẽ lười biếng, không làm gì” khi tham gia vào dự án của trường.

Cụ thể, ngày 19/8, ngôi trường này quảng cáo về chương trình học bổng mới, trong đó 3 người được chọn sẽ nhận số tiền trị giá 1.600 euro. Các ứng viên có thể gửi bài thuyết trình ẩn danh của mình đến hết ngày 15/9.

Ngoài ra, những người này cần thuyết phục ban giám khảo rằng mình sẽ chọn “không làm gì ở lĩnh vực nào” và cho thấy khả năng lười biếng của mình để gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh.

Để đăng ký, thí sinh cần trả lời 4 câu hỏi, bao gồm “Bạn không muốn làm gì?”, “Bạn không muốn làm điều đó trong bao lâu?”, “Tại sao không làm điều đó lại trở nên quan trọng với bạn?”, “Tại sao bạn là người phù hợp để không làm điều đó?”.

Người đăng ký được tự do xác định thời gian không hoạt động của họ. Nếu không thực hiện đúng lời hứa “trở nên lười biếng” hay có tác động bên ngoài khiến họ không thể duy trì được nữa, người nhận học bổng vẫn được giữ nguyên số tiền.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.