Tâm thế của thầy, hướng đi của trò trước chương trình Giáo dục phổ thông mới

GD&TĐ - Trường THPT FPT Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo “Tâm thế của thầy, hướng đi của trò trước Chương trình giáo dục phổ thông 2018” .

PGS.TS Tống Xuân Tám (Trường ĐH Sư phạm TPHCM) chia sẻ tại hội thảo.
PGS.TS Tống Xuân Tám (Trường ĐH Sư phạm TPHCM) chia sẻ tại hội thảo.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 giáo viên cùng ban giám hiệu đến từ các trường THCS khu vực phía Nam.

Chia sẻ tại hội thảo, cô Lê Trương Kim Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT FPT Cần Thơ cho biết: Nhiều giáo viên chủ nhiệm đang có học sinh lớp 9 không chỉ gặp nhiều khó khăn khi phải liên tục thay đổi để tiếp cận với chương trình giáo dục mới, mà còn đóng vai trò là một người hướng dẫn, định hướng cho các em trong việc chọn trường, chọn tổ hợp môn trước ngưỡng cửa trung học phổ thông.

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt được đề cập đến trong Chương trình GDPT 2018. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn phải “tư vấn”, trao cơ hội và khơi dậy nguồn cảm hứng học tập trong mỗi học sinh.

Thực hiện mục tiêu giáo dục, làm nên chất lượng giáo dục phải là công việc của cả tập thể sư phạm nhà trường. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm sẽ là người có tác động lớn và trực tiếp lên quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh.

Cô Lê Trương Kim Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT FPT Cần Thơ chia sẻ tại hội thảo.
Cô Lê Trương Kim Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT FPT Cần Thơ chia sẻ tại hội thảo.

Theo PGS.TS Tống Xuân Tám (Trường ĐH Sư phạm TPHCM), mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải nhận thức sâu sắc năng lực của mỗi học sinh. Từ đó, làm sao tạo được những điều kiện thuận lợi nhất để học sinh mình chủ nhiệm có thể “phát triển hết khả năng vốn có của bản thân, hình thành được những tính cách thói quen”. Đây cũng là mục tiêu liên quan đến Chương trình GDPT 2018.

Với Chương trình GDPT 2018, giáo viên cần tập trung phát triển song song giữa phẩm chất và năng lực cho học sinh. Từ đó, giúp học sinh có thể tự phát hiện và giải quyết được vấn đề thay vì chỉ tập trung vào học lý thuyết. Theo PGS.TS Tống Xuân Tám, giáo viên cần giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách…

Mỗi học sinh sẽ có năng lực và trí thông minh khác nhau. Vai trò của giáo viên là cần tập trung phát huy những thế mạnh, tiềm năng để các em có thể thành công trong việc lựa chọn hướng đi cho riêng mình.

Các thầy cô giáo tham gia hội thảo.

Các thầy cô giáo tham gia hội thảo.

Thông qua hội thảo, Trường THPT FPT Cần Thơ mong muốn thầy cô giáo đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho những sự thay đổi có tác động lớn đến học sinh, dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục và định hướng lựa chọn tổ hợp môn cho các em trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.