Tấm gương người thầy tâm huyết, sáng tạo từ mái trường mang tên Trạng Bùng

GD&TĐ - Thầy Nghiêm Hồng Trung sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo ngoại thành Hà Nội.

Đại diện Cựu học sinh trao Quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó cho thầy Nghiêm Hồng Trung.
Đại diện Cựu học sinh trao Quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó cho thầy Nghiêm Hồng Trung.

Chính vì thế Thầy hiểu được những khó khăn mà mình đã trải qua, ngày 19/2/2016 với cương vị  mới – Hiệu trưởng trường THPT Phùng Khắc Khoan-Thạch Thất. Thầy luôn trăn trở câu hỏi lớn: ‘‘Làm thế nào để trường THPT ở ngoại thành Hà Nội, khi mà điểm đầu vào rất thấp khó khăn đủ đường, có thể vượt khó vươn lên có chất lượng đào tạo ngang bằng với các trường nội thành và sẵn sàng đón nhận xu hướng tự chủ”

Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, thầy tự coi nơi mình công tác là một một trường ngoài công lập, đang rất khó khăn bằng mọi cách để khẳng định mình và tồn tại. Một chiến lược dài hạn được vạch ra, sự sáng tạo đến với Thầy theo một cách tự nhiên vậy đấy.

Để thổi một luồng không khí mới, động viên tinh thần khích lệ CBGV và học sinh, phá vỡ rào cản nhận thức ‘‘không có bột thì không thể gột nên hồ” , cần lắm một  sự đột phá về chất lượng học sinh giỏi thành phố khi mà điểm đầu vào của nhà trường không cao (điểm tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 là 26,75 trong khi đó các trường nội thành khoảng 40). Thầy đã làm được, sáng kiến đã được áp dụng  cho trường THPT Phùng Khắc Khoan từ năm 2017, nhà trường từ việc chưa từng có giải nhất HSG cấp  TP, tỷ lệ HS đi thi có giải TP chỉ 50% đến năm 2019 tỷ lệ đạt giải HSG TP là 94,4% số HS đi thi và đã có 01 giải HSG Quốc gia, năm học 2020 có  giải nhất HSG TP. Đặc biệt, nhà trường là 1 trong số 8 trường của Thủ đô vinh dự được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng bằng khen ‘Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020”.

Thầy Nghiêm Hồng Trung – Hiệu trưởng nhà trường
Thầy Nghiêm Hồng Trung – Hiệu trưởng nhà trường

Nhưng như thế vẫn chưa đủ, cái cốt lõi cần đạt được là sự tiến bộ của từng học sinh trung bình và yếu. Nhận thức rõ nếu như một lớp học có 4 nhóm đối tượng khác nhau về mức độ nhận thức : giỏi , khá, trung bình , yếu thì người GV dạy rất vất vả và không hiệu quả, mỗi bài toán, mỗi giải pháp chỉ phù hợp với 1 trong 4 nhóm đối tượng trên, nếu người thầy tâm huyết sẽ chia thời gian tiết dạy làm 4 để dạy các nhóm trên, như vậy lớp học chỉ lĩnh hội được ¼  bài giảng của người Thầy, điều này làm cản trở sự phát triển của nhà trường, cần phải khắc phục. Trước khi vào năm học, Thầy phát phiếu lấy thông tin cho HS trúng tuyển trong buổi đăng ký nhập học, từ đó biết được thứ tự các môn mà con yêu thích, sở trường, thành tích của con, để rồi xem kỹ từng phiếu đánh giá và xếp lớp phù hợp. Thầy tạo điều kiện và động viên các con chuyển lớp sau mỗi kỳ để tìm đến lớp phù hợp hơn với những môn học, khối học mà con theo đuổi, phù hợp với năng lực của con, và tập dần sự thích nghi trong các môi trường mới.

Với mong muốn xây dựng ngôi trường hạnh phúc và tiêu chí yêu thương được đặt lên hàng đầu. Dịp may đã đến, năm 2019 khi Khóa 1 cựu học sinh trường THPT Phùng Khắc Khoan có nhã ý tặng nhà trường bức tượng bằng đồng đặc trị giá 400 triệu, một lời đề xuất Thầy đưa ra và đã được chấp thuận, thay bức tượng đặc bằng một bức tượng rỗng  để có dư 100 triệu lập quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, quỹ gửi tiết kiệm không được rút gốc, chỉ rút lãi hàng năm chia cho học sinh  nghèo của nhà trường. Quỹ chỉ nhận hỗ trợ từ cựu học sinh của trường và công khai minh bạch mọi thông tin trên cổng thông tin điện tử của nhà trường, hiện nay quỹ đạt được 142 triệu. Trao đổi với Thầy thì được biết Thầy quan niệm: những đứa trẻ được trợ giúp vượt khó vươn lên sẽ dễ thành công hơn trong cuộc sống, khi thành công rồi  sẽ quay về trường và có trách nhiệm với  những đứa như  chính con ngày xưa, một vòng tròn luân hồi được tạo thành, cứ như vậy sự lan tỏa lớn dần lên.

Từng đạt giải nhất Olimpic Vật lý sinh viên toàn quốc năm 2001, thủ khoa viên chức giáo dục tỉnh Hà Tây với điểm số 96&97/100, dạy Vật lý cũng là niềm đam mê  của Thầy, với đóng góp 3 SKKN được xếp loại B cho ngành, đặc biệt bộ thí nghiệm vật lý sử dụng cho quy tắc hợp lực đồng quy được chế tạo có nhiều ưu điểm vượt trội so với bộ thí nghiệm của người Đức về độ chính xác và phát huy tính tự chủ, tích cực sáng tạo của học sinh. Với những cống hiến ấy Thầy được vinh danh trong Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô năm 2020  bởi giải thưởng và nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới sáng tạo trong dạy học.  Khi được hỏi bí quyết nào đem lại hiệu quả trong những việc Thầy làm. Thầy chỉ cười: ‘‘Sự chân thành có thể cảm hóa được mọi đối tượng, còn sáng tạo bắt nguồn tự những gì nhỏ nhất trong cuộc sống và trong công việc. Tôi hy vọng một đứa trẻ tốt, sẽ ảnh hưởng được 1 gia đình tốt, rồi ảnh hưởng đến làng xóm tốt, và cứ thế lan ra  sẽ được một xã hội tốt” 

Các danh hiệu và thành tích đã đạt được:

- Giải thưởng nhà giáo Hà nội tâm huyết sáng tạo lần thứ 4

-01 Bằng khen của công đoàn giáo dục Việt Nam năm 2018

-01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục năm 2020

-01 Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục, 03 giấy khen của Giám đốc công an thành phố

- 8 năm đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở,- 1 SKKN loại A, 3 SKKN loại B,  1 SKKN C

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.