Trẻ em thường bắt đầu nói dối vào những năm mẫu giáo, từ 2-4 tuổi. Những nỗ lực nói dối có chủ đích này có thể khiến các bậc phụ huynh lo sợ rằng con mình sẽ trở thành một kẻ hư hỏng trong tập thể nhỏ của trẻ. Nhưng từ một góc độ phát triển, việc nói dối ở trẻ nhỏ hiếm khi đáng lo ngại.
Trong thực tế, nói dối thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy đứa trẻ đã phát triển “giả thuyết trí óc”, đó là nhận thức được rằng những người khác có thể có những mong muốn, cảm xúc và niềm tin khác nhau với bản thân.
Khi một đứa trẻ nói dối rằng “bố nói con có thể ăn kem”, trẻ đang sử dụng nhận thức này về tâm trí người khác để “gieo” một hiểu biết sai lầm.
Tuy nói dối là điều không ai mong muốn, song khả năng nhận biết người khác đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào là một kỹ năng xã hội quan trọng.
Nó liên quan đến sự thông cảm, hợp tác và chăm sóc cho người khác khi họ cảm thấy khó chịu.
Nói dối thay đổi theo độ tuổi như thế nào?
Những lời nói dối đầu tiên của trẻ nhỏ thường hài hước hơn là hiệu quả. Hãy tưởng tượng những đứa trẻ tuyên bố mình không ăn bất kỳ chiếc bánh nào trong khi miệng vẫn còn đầy bánh, hoặc đổ lỗi cho con chó trong nhà đã vẽ lên tường.
Trẻ nhỏ có thể biết rằng chúng có thể đánh lừa người khác, nhưng chúng chưa có sự tinh tế để làm tốt điều đó.
Trước khi 8 tuổi, trẻ em thường vô tình để lộ mình khi nói dối.
Trong một nghiên cứu, trẻ em trong độ tuổi từ 3-7 được yêu cầu không nhìn trộm một món đồ chơi bí mật (Barney) đặt phía sau trẻ. Gần như tất cả đã nhìn và gần như tất cả sau đó đều nói dối về điều này (tăng theo tuổi).
Nhưng giữa các nhóm, trẻ cũng gặp khó khăn trong việc duy trì lời nói dối.
Những “kẻ” nói dối trong độ tuổi từ3-5 đều rất giỏi trong việc giữ vẻ mặt “ngây thơ vô số tội” nhưng thường để lộ bản thân bằng cách mô tả món đồ chơi Barney bằng tên.
Những “kẻ” nói dối tuổi từ 6/7 có thành công không giống nhau, với một nửa giả vờ không biết gì và một nửa vô tình nói tên của món đồ chơi.
Khi trẻ lớn lên và khả năng quan sát của chúng phát triển, chúng càng tăng khả năng nhận biết được lời nói dối nào sẽ dễ tin đối với những người khác.
Trẻ cũng trở nên giỏi hơn trong việc duy trì lời nói dối theo thời gian. Sự phát triển về mặt đạo đức cũng góp phần.
Trẻ nhỏ dễ nói dối vì lợi ích cá nhân, trong khi trẻ lớn tăng dự đoán cảm giác tồi tệ về bản thân nếu nói dối.
Trẻ lớn hơn và thiếu niên cũng dễ hình dung ra sự khác biệt giữa các loại nói dối khác nhau.
Với chúng, những lời nói dối “vô hại” được xem là phù hợp hơn những lời nói dối có hại hoặc chống đối xã hội.
Tuy có rất ít các nghiên cứu ước tính về tần suất nói dối ở trẻ em và thanh thiếu niên, song thanh thiếu niên đặc biệt hay nói dối cha mẹ và thầy cô giáo về những thứ mà trẻ coi là việc riêng của chúng.
Một nghiên cứu thấy 82% thanh thiếu niên Mỹ nói dối với cha mẹ về tiền bạc, rượu, ma túy, bạn bè, hẹn hò, tiệc tùng, hoặc quan hệ tình dục trong năm qua.
Trẻ dễ nói dối về bạn bè (67%) và sử dụng rượu/ma túy (65%). Đáng ngạc nhiên là trẻ ít nói dối về tình dục (32%).
Khi đọc các kịch bản ngắn mà trong nhân vật chính nói dối cha mẹ, thanh thiếu niên cũng dễ xem việc nói dối là chấp nhận được nếu nó giúp cho ai đó hoặc giữ bí mật cá nhân, nhưng không chấp nhận được nếu nó gây hại hoặc làm đau ai đó.
Nói dối có đáng lo?
Mặc dù phổ biến, song nói dối ở trẻ em hiếm khi đáng lo ngại.
Điều quan trọng cần nhớ là nhiều người lớn cũng nói dối - đôi khi vì mục đích tốt, như trong trường hợp những lời nói dối “không ác ý” để bảo vệ cảm giác của ai đó, và đôi khi về bệnh tật.
Trong khi các ước tính khác nhau, một nghiên cứu cho thấy khoảng 40% người lớn ở Mỹ cho biết đã nói dối trong 24 giờ qua.
Trong một số trường hợp, việc nói dối “mạn tính” có thể đáng lo nếu chúng xảy ra cùng với một nhóm các hành vi không đúng đắn khác
Ví dụ, lừa đảo thông qua nói dối thường biểu hiện trong rối loạn ứng xử và rối loạn thách thức chống đối (ODD).
Những người trẻ bị rối loạn ứng xử hoặc ODD gây ra những cản trở đáng kể ở nhà hoặc ở trường do sự hung hăng dai dẳng và gây hại cho người khác hoặc tài sản.
Nhưng để đáp ứng chẩn đoán, nói dối sẽ phải xảy ra vùng với một nhóm các triệu chứng khác như từ chối tuân thủ người có quyền hạn, liên tục vi phạm các quy tắc và không chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Một nguyên nhân khác khiến cha mẹ lo lắng là liệu việc nói dối có nhằm để che giấu các vấn đề khác về sức khỏe do sợ hãi hoặc xấu hổ.
Ví dụ, trẻ em hoặc trẻ vị thành niên bị lo âu nặng có thể nói dối “mạn tính” để tránh phải đối mặt với những tình huống khiến chúng sợ hãi (ví dụ, trường học, tiệc tùng, mầm bệnh).
Trẻ cũng có thể nói dối để tránh sự kỳ thị về các rối loạn sức khỏe tâm thần.
Trong những trường hợp này, tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần (như chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần) sẽ giúp làm rõ liệu nói dối có phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tâm thần hay không.
Nói dối ở trẻ em là sự phát triển bình thường
Nói dôi là bình thường về mặt phát triển và một dấu hiệu quan trọng của các kỹ năng nhận thức khác cũng đang phát triển.
Nếu nói dối dai dẳng và làm suy yếu khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc bác sĩ.
Nhưng trong các tình huống khác, hãy nhớ rằng nói dối chỉ là một con đường để trẻ học cách định hướng trong xã hội.
Các cuộc thảo luận cởi mở và ấm áp về việc nói sự thật cuối cùng sẽ giúp giảm bớt việc trẻ nói dối khi lớn lên.
Tại sao một số trẻ học nói dối nhanh hơn?
Tốc độ học cách nói dối của trẻ có liên quan đến một số kỹ năng nhận thức nhất định.
Một trong những kỹ năng này - điều mà các nhà tâm lý học gọi là “giả thuyết trí óc” - là khả năng hiểu rằng những người khác không nhất thiết phải biết những gì mà chúng biết.
Kỹ năng này là cần thiết bởi vì khi trẻ nói dối, chúng cố tình truyền đạt thông tin khác với những gì mà bản thân chúng tin.
Một trong những kỹ năng khác, kiểm soát nhận thức, cho phép mọi người ngăn mình không xan rời sự thật khi cố gắng nói dối.
Những đứa trẻ đã tìm ra cách nói dối nhanh nhất đạt trình độ cao nhất về cả hai kỹ năng này.
Cha mẹ và thầy cô giáo có thể khuyến khích trẻ nói thật
Tuy nói dối là bình thường về mặt phát triển, cha mẹ và thầy cô giáo có thể giúp trẻ nói thật theo 3 cách.
Trước tiên, tránh các hình phạt nặng nề hoặc quá mức.
Trong nghiên cứu so sánh một trường học Tây Phi sử dụng các hình phạt bạo lực (chẳng hạn như đánh bằng gậy, tát và véo) và một trường học sử dụng các biện pháp trừng phạt không bạo lực (như ở lại trường sau giờ học hoặc phê bình), học sinh tại trường có hình phạt bạo lực dễ trở thành những kẻ nói dối “lành nghề” hơn.
Con của các gia đình nhấn mạnh vào việc tuân theo các quy tắc và không đối thoại cởi mở cũng hay nói dối hơn.
Thứ hai, thảo luận về các kịch bản cảm xúc và đạo đức với trẻ.
Việc “huấn luyện cảm xúc” này giúp trẻ hiểu khi nào lời nói dối là có hại nhất, nói dối ảnh hưởng đến người khác như thế nào và trẻ có thể cảm thấy như thế nào về bản thân khi nói dối.
Trẻ sẽ ngày càng tự hào vì đã nói thật, và cha mẹ có thể nhấn mạnh những khía cạnh tích cực này của việc nói thật.
Thứ ba, đảm bảo lời nói dối thực sự là nói dối.
Trẻ nhỏ rất dễ trộn lẫn giữa cuộc sống thực tế và tưởng tượng, trong khi trẻ lớn và người lớn thường nhớ các lý lẽ khác nhau.
Nếu trẻ em kể về lạm dụng thể chất hoặc tình dục, những cáo buộc này phải luôn được điều tra.
Bằng cách phân biệt liệu ý định lừa dối là có chủ ý hay không, cha mẹ và thấy cô giáo có thể có cách đối phó hiệu quả.