Tái hiện sinh động lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của hoàng đế Quang Trung

GD&TĐ - Lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của hoàng đế Quang Trung được tái hiện lại một cách sinh động với hàng loạt tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của hoàng đế Quang Trung. (Ảnh: Hoàng Hải).
Chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của hoàng đế Quang Trung. (Ảnh: Hoàng Hải).

Tối 6/1, UBND TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của hoàng đế Quang Trung tại khu vực tượng đài hoàng đế Quang Trung - núi Bân lịch sử (phường An Tây, TP Huế).

Chương trình thu hút hàng nghìn người dân tham gia.

Chương trình thu hút hàng nghìn người dân tham gia.

Chương trình diễn ra với 4 phần: Hội binh, lễ lên ngôi, xuất binh - đánh trận và khúc khải hoàn nhằm tái hiện lại một cách sinh động toàn bộ quá trình lên ngôi và đại phá quân Thanh của hoàng đế Quang Trung, từ cảnh kêu gọi các tầng lớp nhân dân khởi binh, đến lễ lên ngôi, xuất binh đánh trận và kết thúc với không khí mừng chiến thắng.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thắp hương trước tượng đài vua Quang Trung.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thắp hương trước tượng đài vua Quang Trung.

Ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 năm Mậu Thân - cách đây đúng 235 năm), tại núi Bân lịch sử, Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc - một cuộc hành quân thần tốc, mãi mãi được lịch sử ca ngợi như một sáng tạo đặc sắc của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Tiết mục đặc sắc tại chương trình.

Tiết mục đặc sắc tại chương trình.

Với lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt, đêm 30 Tết Xuân Kỷ Dậu, hoàng đế Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch.

Hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và sự chuẩn bị chu đáo của các tiết mục nghệ thuật.

Hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và sự chuẩn bị chu đáo của các tiết mục nghệ thuật.

Mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/1/1789), đại quân Tây Sơn mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng Kinh thành Thăng Long, đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia.

Đây có thể xem là chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Chương trình được tổ chức quy mô với lực lượng diễn viên hùng hậu kết hợp hiệu ứng âm thanh, khói lửa đặc sắc.

Chương trình được tổ chức quy mô với lực lượng diễn viên hùng hậu kết hợp hiệu ứng âm thanh, khói lửa đặc sắc.

Chương trình cũng thể hiện nhiều ý nghĩa quan trọng, lòng tôn kính, tri ân đối với công lao hiển hách của vua Quang Trung – người anh hùng dân tộc “áo vải cờ đào”, khơi dậy niềm tự hào, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, địa linh văn hóa, hấp dẫn trên bản đồ du lịch của Việt Nam và TP Huế.

Chương trình thể hiện lòng tôn kính, tri ân đối với công lao của vua Quang Trung và khơi dậy niềm tự hào, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Chương trình thể hiện lòng tôn kính, tri ân đối với công lao của vua Quang Trung và khơi dậy niềm tự hào, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kết nối, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động. Ảnh: Thanh Bình

169.000 lao động sẽ có việc làm mới

GD&TĐ - Theo kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025, UBND TP Hà Nội đề ra chỉ tiêu sẽ giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động, đồng thời giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3% và tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%.

Indonesia có khoảng 60 loại keris khác nhau. Ảnh: Wikipedia.org

Linh kiếm của Indonesia

GD&TĐ - Nếu ở hầu hết các nền văn hóa, kiếm chỉ giữ vai trò vũ khí thì ở Indonesia, kiếm cổ truyền – Keris mang cả giá trị quân sự lẫn tâm linh.