Bởi, chúng được tạo thành từ ma trận polyme. Polyme là một chuỗi dài các đơn vị lặp lại. Trong trường hợp này, chất liệu thấm hút trong tã được tạo thành từ axit polyme polyacrylic.
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Michigan (UM) đã phát triển kỹ thuật để tái chế những polyme này thành vật liệu tương tự chất kết dính - thứ được sử dụng trong băng keo.
“Tái chế cơ học là điều mà hầu hết mọi người nghĩ đến. Bạn tách các loại nhựa khác nhau dựa trên đặc điểm nhận dạng của chúng, cắt chúng thành nhiều mảnh nhỏ. Đun nóng và tái sử dụng. Điều này làm giảm chất lượng của sản phẩm”, nhà hóa học Anne McNeil của UM, cho biết.
Tái chế cơ học dẫn đến vật liệu chất lượng thấp hơn. Bởi, nhựa được sản xuất từ các công ty khác nhau có cấu tạo khác nhau. Các polyme có thể có độ dài chuỗi khác nhau hoặc được thay đổi bằng chất phụ gia khác nhau.
Tuy nhiên, các polyme rất khó bị phá vỡ vì chúng được giữ với nhau bằng liên kết bền vững. Các nhà khoa học đã làm việc với Procter & Gamble để phát triển một quy trình ba bước.
Từ đó, biến polyme siêu hấp thụ thành một vật liệu có thể tái sử dụng. Trong trường hợp này là chất kết dính. Đây là phương pháp cần thiết để tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, có thể triển khai ở quy mô công nghiệp.
Nhóm nghiên cứu giải thích, polyme siêu hấp thụ đặc biệt khó tái chế. Bởi, chúng được thiết kế để chống lại sự suy thoái và giữ nước lâu dài. Song, polyme siêu hấp thụ và chất kết dính đều có nguồn gốc từ axit acrylic. Nguồn gốc chung này đã truyền cảm hứng cho ý tưởng tái chế của nhóm nghiên cứu.
Để tái chế những vật liệu này, nhóm nghiên cứu cần phải tìm ra cách tách polyme mạng thành các chuỗi hòa tan trong nước. Khi những polyme này bị nung nóng trong điều kiện có axit hoặc bazơ, các liên kết chéo của chúng bị phá vỡ.
Các nhà nghiên cứu cũng cần xác định xem liệu quy trình này có khả thi ở quy mô công nghiệp hay không. Sau đó, họ rút ngắn các chuỗi polyme dài trong vật liệu để tạo ra những loại chất kết dính khác nhau.
Các nhà khoa học nhận thấy, việc sử dụng các bong bóng khí nổ nhỏ có thể phá vỡ chuỗi polyme. Đồng thời, cắt chuỗi thành nhiều mảnh mà không làm thay đổi tính chất hóa học.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã chuyển đổi các nhóm axit trên chuỗi polyme thành nhóm este. Điều này làm thay đổi các đặc tính từ hòa tan trong nước thành hòa tan hữu cơ. Nhờ đó, khiến chúng giống chất kết dính.
So sánh phương pháp sử dụng chất kết dính này với cách thông thường, các nhà nghiên cứu phát hiện, quy trình của họ giảm 22% khả năng nóng lên toàn cầu. Đồng thời, giảm 25% năng lượng trong việc sử dụng tã tái chế.