Tái chế nhựa thành bọt

GD&TĐ - Nhựa phân hủy sinh học được coi là tốt với môi trường. Tuy nhiên, do được chế tạo đặc biệt để phân hủy nhanh chóng, chúng không thể được tái chế.

Cấu trúc bọt ở các mức nhiệt độ và áp suất khác nhau.
Cấu trúc bọt ở các mức nhiệt độ và áp suất khác nhau.

Trong tạp chí Physics of Fluids, các nhà nghiên cứu từ Đại học Canterbury ở New Zealand đã phát triển một phương pháp biến dao, thìa và nĩa nhựa có thể phân hủy sinh học thành một loại bọt. Nhờ đó, loại bọt này có thể được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong tường hoặc các thiết bị tuyển nổi.

Các nhà nghiên cứu đã đặt dụng cụ đồ ăn - vật dụng trước đây được cho là nhựa “không thể tạo bọt”, vào một buồng chứa đầy carbon dioxide. Khi áp suất tăng, khí hòa tan vào nhựa.

Khi đột ngột giải phóng áp suất trong khoang, carbon dioxide sẽ nở ra bên trong nhựa, tạo ra bọt. Tác giả nghiên cứu Heon Park cho biết, quá trình này giống như khi mở một lon nước ngọt và giải phóng cacbonat.

“Điều chỉnh nhiệt độ và áp suất, đó là một cửa sổ để chúng ta có thể tạo bọt tốt, không phải mọi nhiệt độ hay áp suất đều có thể hoạt động. Chúng tôi đã tìm ra đâu là nhiệt độ hoặc áp suất tốt nhất để biến những chất dẻo không tạo bọt đó thành bọt”, ông Park cho biết.

Mỗi lần được tái chế, nhựa sẽ giảm độ bền. Trong khi đó, bọt là một vật liệu mới lý tưởng. Bởi, chúng không yêu cầu độ bền trong nhiều ứng dụng.

“Bất cứ khi nào tái chế, mỗi lần, chúng ta lại phân hủy nhựa. Giả sử chúng tôi có một chiếc thìa phân hủy sinh học. Chúng tôi sử dụng nó một lần và tái chế thành một chiếc thìa khác. Nó có thể bị vỡ trong miệng của bạn”, nhà nghiên cứu Park giải thích.

Cấu trúc lý tưởng của bọt phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của nó. Ví dụ, loại bọt lớn được cho là ứng dụng rất tốt trong phao. Các nhà nghiên cứu phát hiện, trái với những gì đã nghĩ trước đây, áp suất trong buồng thấp hơn dẫn đến bọt lớn.

Khiến nhựa phân hủy sinh học được tái chế có thể làm giảm bớt một số vấn đề ô nhiễm toàn cầu. Vật liệu phân hủy sinh học cuối cùng sẽ bị phân hủy trong tự nhiên. Tuy nhiên, việc nhựa có thể được tái sử dụng sẽ mang lại lợi ích lớn cho môi trường.

Nhựa có thể phân hủy sinh học và tái chế để sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, nhựa sẽ mang lại mối đe dọa lớn tới môi trường, nếu chúng bị vứt ra đại dương hoặc bãi chôn lấp. Nhóm nghiên cứu tin rằng, quá trình này có thể được thực hiện trên quy mô lớn.

“Chúng tôi có thể mở rộng ứng dụng tạo bọt cho nhiều loại nhựa. Không chỉ loại nhựa này”, ông Park nói.

Theo Phys

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...