Tác động quan trọng của chính sách tài chính với KHCN trong các cơ sở GD Đại học

GD&TĐ - Nghiên cứu của TS Nguyễn Hương Quỳnh, Vụ Khoa học công nghệ & môi trường, Bộ GD&ĐT một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.

Cần đổi thay chính sách phát triển khoa học công nghệ trong GDĐH.
Cần đổi thay chính sách phát triển khoa học công nghệ trong GDĐH.

Ý nghĩa quan trọng

Theo TS Nguyễn Hương Quỳnh, hoạt động KHCN nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng trong các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) không những được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới, cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Đảng và Chính phủ rất quan tâm về vai trò, vị trí của các trường đại học trong hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH). Theo đó Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW khóa VIII của Đảng đã nhấn mạnh: Các trường đại học phải là trung tâm nghiên cứu KHCN, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống”. Các CSGDĐH Việt Nam là sản sinh ra tri thức, tiếp thu tri thức mới và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

“Phần lớn những phát minh, sáng chế làm thay đổi cuộc sống của nhân loại đều xuất phát từ các trường đại học. Trong nền kinh tế số, các mối quan hệ sản xuất thay đổi nhanh chóng như hiện nay, NCKH trong trường ĐH càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó không những góp phần tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới mà còn góp phần đào tạo ra những người lao động mới, thích nghi nhanh chóng với môi trường công tác đang thay đổi”. - TS Nguyễn Hương Quỳnh nhấn mạnh.

TS Nguyễn Hương Quỳnh, tác giả nghiên cứu về chính sách tài chính cho hoạt động NCKH.

TS Nguyễn Hương Quỳnh, tác giả nghiên cứu về chính sách tài chính cho hoạt động NCKH.

Tuy nhiên, hệ thống chính sách tài chính cho hoạt động NCKH trong các CSGDĐH đã tạo lập được những điều kiện thuận lợi đối với hoạt động KH&CN tại CSGDĐH Việt Nam. Bên cạnh đó, do nhiều yếu tố tác động, hệ thống chính sách về hoạt động KH&CN trong CSGDĐH bộc lộ những hạn chế và bất cập, gây ra những khó khăn không nhỏ trong thực thi chính sách KH&CN của các CSGDĐH. Để góp phần vào việc đánh giá thực trạng hệ thống chính sách về hoạt động KH&CN trong CSGDĐH tại Việt Nam.

Cần quan tâm đặc biệt

TS Nguyễn Hương Quỳnh cho biết: Trong những năm qua, hệ thống chính sách tài chính cho hoạt động NCKH trong các CSGDĐH đã được hình thành và từng bước được hoàn thiện. Các chính sách này là một bộ phận hợp thành then chốt trong hệ thống chính sách nhằm phát triển CSGDĐH trở thành các trung tâm nghiên cứu KH&CN.

Các nghị quyết của Đảng, cùng với những chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động KH&CN trong CSGDĐH được ban hành đã phát huy tác động tích cực, góp phần hình thành đội ngũ các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu mạnh, cải thiện điều kiện nghiên cứu và gia tăng kết quả nghiên cứu được công bố và ứng dụng.

Hệ thống chính sách tài chính cho hoạt động NCKH đã tạo lập được những điều kiện thuận lợi đối với hoạt động KH&CN.

Hệ thống chính sách tài chính cho hoạt động NCKH đã tạo lập được những điều kiện thuận lợi đối với hoạt động KH&CN.

Trong khoảng 10 năm thực thi, hệ thống chính sách tài chính cho hoạt động NCKH đã tạo lập được những điều kiện thuận lợi đối với hoạt động KH&CN tại CSGDĐH Việt Nam. Bên cạnh đó, do nhiều yếu tố tác động, hệ thống chính sách về hoạt động KH&CN trong CSGDĐH bộc lộ những hạn chế và bất cập, gây ra những khó khăn không nhỏ trong thực thi chính sách KH&CN của các CSGDĐH. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận những đóng góp to lớn của các NCKH đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

“Phần lớn những phát minh, sáng chế làm thay đổi cuộc sống của nhân loại đều xuất phát từ các trường đại học. Trong nền kinh tế số, các mối quan hệ sản xuất thay đổi nhanh chóng như hiện nay, NCKH trong trường ĐH càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó không những góp phần tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới mà còn góp phần đào tạo ra những người lao động mới, thích nghi nhanh chóng với môi trường công tác đang thay đổi”. TS Nguyễn Hương Quỳnh đặc biệt nhấn mạnh.

Thực tế trên đặt ra vấn đề thực tiễn mới cần giải quyết, câu hỏi lý thuyết mới cần trả lời cho hoạt động NCKH phát triển lên một cấp độ mới. Sứ mạng của các CSGDĐH Việt Nam là sản sinh ra tri thức, tiếp thu tri thức mới trên thế giới và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, qua đó chuyển giao công nghệ và tạo nguồn nhân lực khoa học cho xã hội, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm theo kịp các nước phát triển. Muốn vậy cần có một chính sách tài chính hợp lý để thúc đẩy phát triển KHCN trong các CSGDĐH.

Trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp, kinh phí đầu tư cho hoạt NCKH của ngành giáo dục còn rất thấp so với các Bộ, ngành khác. Nguồn thu từ hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ còn thấp. Hoạt động xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho KHCN còn rất hạn chế. Từ những phân tích trên cho thấy rất cần có một sự điều chỉnh dựa trên thực tiễn của chính sách tài chính đối với hoạt động NCKH tại các CSGDĐH công lập, hướng tới việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực tài chính đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. - TS Nguyễn Hương Quỳnh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.