Tác động những biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran ​

GD&TĐ -Trước khi giành chiến thắng trong năm 2016, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lớn tiếng chỉ trích về Thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc đã ký với Iran vào năm 2015. Giờ đây, ông Trump đã rút khỏi Thỏa thuận kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran – động thái được đánh giá như làn sóng đầu tiên của các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ để “đáp trả”, hoặc áp đặt lại, đối với Iran. Việc này bắt đầu có hiệu lực, cùng với nhiều đòn trừng phạt nữa sẽ được đưa ra sau này.

Được đánh giá như “nước Đức của Trung Đông”, Iran đang phải gánh chịu nhiều hậu quả từ đòn trừng phạt của Mỹ
Được đánh giá như “nước Đức của Trung Đông”, Iran đang phải gánh chịu nhiều hậu quả từ đòn trừng phạt của Mỹ

Tác động với quốc gia và dân số

Các biện pháp trừng phạt đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến việc mua hoặc mua lại tiền giấy, vàng và kim loại quý của Iran, cũng như các giao dịch quan trọng với đồng tiền Iran, đồng thời ảnh hưởng đến nợ quốc gia và ngành công nghiệp ô tô của đất nước này.

Trong khi hầu hết thế giới đang tập trung vào các biện pháp trừng phạt sẽ được áp đặt lại vào tháng 11 đối với trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ của Iran, thì đòn trừng phạt đầu tiên này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế dễ bị tổn thương của Iran. Sự sụp đổ của đồng rial Iran kể từ khi Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân cũng chính là chỉ số thể hiện sự rối loạn về kinh tế.

Iran đã được mô tả là “nước Đức của Trung Đông” - một thị trường lớn mới nổi, cuối cùng cũng đã mở cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài, với hơn 80 triệu người tiêu dùng, dân số có học vấn cao và tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó bao gồm cả kim loại quý. Các biện pháp trừng phạt hoàn toàn có tiềm năng có thể phá hủy những nỗ lực của Iran. Iran cần tiếp cận ngoại tệ và Washington đang sử dụng toàn bộ sức mạnh của Cục dự trữ liên bang Mỹ để ngăn chặn các nỗ lực của thống đốc ngân hàng trung ương mới của Tehran, nhằm kìm hãm khả năng xuất khẩu và nhập khẩu của Iran. Đây rõ ràng là hậu quả lớn nhất từ biện pháp trừng phạt của Washington.

Tác động lên nền kinh tế

Iran không chỉ là một thị trường tiêu dùng lớn theo đúng nghĩa của nó. Đất nước này còn là một đối thủ công nghiệp đáng gờm ở Trung Đông và Bắc Phi: Một thị trường với hơn 300 triệu người tiêu dùng, bằng dân số Mỹ. Những biện pháp trừng phạt này được thiết kế để tấn công các ngành thép, nhôm và ô tô của Iran, bằng cách hạn chế nước này tiếp cận với nguyên liệu thô và các chi tiết thiết yếu.

Chỉ riêng việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong những tháng gần đây đã làm suy yếu bất kỳ động lực nào được xây dựng sau khi ký kết Thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Sau cuộc suy thoái năm 2015, nền kinh tế của Iran đã tăng 12,5% trong năm 2016 và tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm sau. Người ta gọi đó là tăng trưởng sau trừng phạt. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo nền kinh tế nước này sẽ còn tăng trưởng hơn 4% trong năm nay, cho đến khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận.

Thỏa thuận này đã khiến các đại gia công nghiệp châu Âu chạy đua để ký một loạt các hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la, với những cái tên như Total, Peugeot, Renault, Airbus, Alstom và Siemens dẫn đầu. Nhưng do sức ép của Phố Wall trong việc huy động vốn cho các công ty châu Âu và mức đầu tư cổ đông của tổ chức Mỹ, các “đại gia” châu Âu không thể để cho các công ty của họ gặp nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp của Mỹ. Joe Kaeser, Giám đốc Điều hành tập đoàn công nghiệp Đức Siemens, cho biết: Sau khi Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân, công ty này sẽ ngừng tất cả các giao dịch mới tại Iran.

Tác động lâu dài

Nhiều người tin rằng Mỹ muốn thúc đẩy một tiềm năng thay đổi chế độ Iran, tuy nhiên, Washington hoàn toàn phủ nhận ý kiến này. Sự sụp đổ của đồng rial đang tàn phá Iran. Tình trạng thất nghiệp tăng lên, đặc biệt trong giới trẻ, lạm phát tăng cao do chi phí hàng nhập khẩu, tình trạng thiếu nước và thiếu điện do thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng. Cuối năm ngoái, đã xuất hiện một số cuộc biểu tình rời rạc tại thủ đô Tehran và khắp cả nước.

Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei đang cố gắng cân bằng quyền lực của các thành viên chính phủ và một bộ máy quân sự cứng rắn, Tổng thống Hassan Rouhani có lẽ sẽ tiếp tục chịu áp lực của công chúng. Quốc hội Iran đang yêu cầu ông Rouhani trả lời các câu hỏi về lý do vì sao không ngăn chặn được tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ lên người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.