Iran rục rịch khoe sức mạnh tại eo biển Hormuz khiến Mỹ cảnh giác cao độ

GD&TĐ - Lực lượng bảo vệ cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) dường như đang chuẩn bị cho một sự thể hiện sức mạnh rất lớn ở eo biển Hormuz – cửa  ngõ duy nhất từ Vịnh Ba Tư ra biển. Iran sẽ cho thấy khả năng đóng cửa đường thủy quan trọng mang tính chiến lược này.  

Hải quân Iran bắn tên lửa Mehrab trong một cuộc tập trận tại eo biển Hormuz
Hải quân Iran bắn tên lửa Mehrab trong một cuộc tập trận tại eo biển Hormuz

Trước động thái trên, hôm qua (1/8), Bộ Tư lệnh quân sự Mỹ đã nói rằng các lực lượng của họ đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khi cuộc tập trận của Iran có thể diễn ra trong vòng 48 giờ tới.

Eo biển Hormuz là một tuyến đường thương mại quan trọng, 20% tàu chở dầu thô của thế giới đi qua đường biển này và ở điểm hẹp nhất của nó chỉ rộng 29 hải lý.

Mặc dù Iran giáp với eo biển trên nhưng họ không kiểm soát nó hoàn toàn vì một nửa Oman tuyên bố quyền đối với Hormuz. Cả hai nước đều khẳng định quyền của mình đối với eo biển này trong hàng thập kỷ nay để chặn những người sử dụng nó mà họ không cho là “trong sạch”. Iran thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận này tại Hormuz.

Hiện tại, IRGC đã có hơn 100 tàu, trong số đó có nhiều tàu di chuyển nhanh ở gần eo biển – hãng tin CNN cho biết. Không quân và các lực lượng mặt đất của Iran, cũng như bệ phóng tên lửa phòng vệ bờ biển có thể tham gia cuộc tập trận.

Các quan chức Mỹ cho biết họ không thấy dấu hiệu thù địch ở phía Iran, nhưng sẽ cảnh giác cao độ bởi vì những lời lẽ thù địch gần đây của IRGC và thời điểm diễn ra tập trận khá sớm (nó thường diễn ra vào tháng 1 hoặc tháng 2).

Cuộc khẩu chiến giữa Iran và Mỹ đã trở nên rất căng thẳng trong những tuần gần đây. Ngày 22/7, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng “Mỹ nên biết hòa bình với Iran là mẹ của tất cả hòa bình, chiến tranh với Iran là mẹ của mọi chiến tranh”. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đáp lại rằng Iran có thể “lãnh hậu quả hiếm có trong lịch sử và hãy thận trọng”.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhân giống nấm để tạo da sinh học.

Da sinh học từ vi khuẩn và sợi nấm

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã tạo thành công vật liệu da sinh học có nguồn gốc từ cellulose vi khuẩn và sợi nấm.

Có nhiều yếu tố cần cân nhắc khi quyết định xem bạn có nên cố gắng duy trì tình bạn với người yêu cũ hay không. (Ảnh: ITN).

Có nên làm bạn với... người yêu cũ?

GD&TĐ - Nếu bạn và người yêu vừa chia tay, bạn có thể tự hỏi liệu một ngày nào đó mình có thể làm bạn với họ không và liệu đây có phải là ý kiến ​​hay không.

Nếp nhăn trên quần áo khi ra ngoài được bình chọn là một trong ba vấn đề phiền toái hàng đầu mà mọi người muốn giải quyết. (Ảnh: ITN).

5 mẹo làm phẳng quần áo tức thì

GD&TĐ - Trong cuộc sống hằng ngày, nếp nhăn trên quần áo khi ra ngoài được cho là một trong ba vấn đề phiền toái hàng đầu mà mọi người muốn giải quyết.