Suýt mất tiền tỷ sau cuộc gọi với đối tượng mạo danh công an

GD&TĐ - Ngày 15/9, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết đơn vị này vừa phối hợp với Công an TP. Bắc Kạn ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền đến hơn một tỷ đồng.

Bà H. trình báo sự việc tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Bắc Kạn.
Bà H. trình báo sự việc tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Bắc Kạn.

Theo đó, trưa ngày 14/9, bà T.T.T.H. (43 tuổi, cư trú tại phường Đức Xuân, TP. Bắc Kạn) bị một nhóm đối tượng gọi điện đến giả danh cơ quan công an thông báo bà H. liên quan đến một đường dây tội phạm và sẽ thực hiện lệnh bắt giam vào chiều cùng ngày.

Nhóm đối tượng yêu cầu bà H. mở tài khoản ngân hàng và cung cấp mã OTP sau đó chuyển toàn bộ tiền của bà H. vào tài khoản để cơ quan công an kiểm tra xác minh.

Tin tưởng các đối tượng liên lạc với mình là công an thật, bà H. đã thực hiện 2 lần chuyển tiền vào tài khoản theo hướng dẫn của nhóm đối tượng. Lần thứ nhất chuyển thành công số tiền 350 triệu đồng, lần thứ 2 chuyển số tiền 910 triệu đồng vào tài khoản trên nhưng do thực hiện sau 16h30" nên giao dịch chưa thành công, ngân hàng thông báo giao dịch sẽ thành công vào sáng ngày hôm sau.

Tối cùng ngày, qua thông tin tuyên truyền từ công an địa phương trên mạng xã hội, bà H. nghi ngờ mình đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên vội đến cơ quan công an trình báo.

Ngay trong đêm, lực lượng công an đã hướng dẫn bị hại, trao đổi ngân hàng huỷ lệnh chuyển số tiền 910 triệu đồng và phong toả tài khoản của bà H. Tuy nhiên, các đối tượng đã nhanh chóng chiếm đoạt số tiền 100 triệu đồng. Với sự giúp đỡ kịp thời của lực lượng công an và ngân hàng, bà H. đã may mắn nhận lại số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Thông qua sự việc trên, cơ quan công an cho hay các đối tượng lừa đảo thường dàn dựng kịch bản rất kỹ lưỡng, từ cách tiếp cận nạn nhân, đến cách dẫn dắt, khiến các nạn nhân hoảng loạn, không còn tỉnh táo, chỉ biết làm theo những gì chúng yêu cầu.

Chúng thường lựa chọn những người ở xa để nạn nhân không có điều kiện tiếp xúc với người giả danh mà chỉ có thể liên hệ qua điện thoại. Các đối tượng cũng thường sử dụng công nghệ cao giả lập số điện thoại của một số đơn vị công an, Viện KSND, Tòa án các tỉnh, thành phố để người bị hại dễ dàng tin tưởng. Hay cũng có thể sử dụng các sim rác để nạn nhân không thể liên hệ khi bị phát hiện…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.