Tin cậy và ý nghĩa

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2021 có khá nhiều cơ sở giáo dục đại học tổ chức thi đánh giá năng lực.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Có thể kể đến Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, ĐHQG Hà Nội; Kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Kỳ thi kiểm tra năng lực của Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM; Kỳ thi TestAs của Trường ĐH Việt Đức…

Nổi bật về số lượng thí sinh tham dự là Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TPHCM tổ chức. Năm nay, chỉ riêng đợt 1 đã có gần 74 nghìn thí sinh đăng ký. Tại TPHCM, nhiều trường THPT, nhất là trường tốp đầu, số lượng thí sinh lớp 12 đăng ký dự thi đến 80 - 90%. Hiện có hơn 70 trường ĐH - CĐ trong và ngoài hệ thống ĐHQG TPHCM sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội tái khởi động sau mấy năm tạm dừng cũng dự kiến thu hút mỗi đợt khoảng 1.000 - 2.000 thí sinh. 

Các kỳ thi đánh giá năng lực có sức hút trước hết về mặt kỹ thuật, có thể mở nhiều đợt trong năm, khác thời điểm thi tốt nghiệp THPT, cho học sinh rộng thêm cơ hội. Chẳng hạn, ĐHQG Hà Nội dự kiến năm 2021 tổ chức khoảng 4 - 5 đợt thi; ĐHQG TPHCM tổ chức 2 đợt thi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng của kỳ thi. Với sự đổi mới trong đánh giá, tiệm cận với tiêu chuẩn thi và đánh giá quốc tế, các kỳ thi đánh giá năng lực đã giúp nhà trường và thí sinh yên tâm vào kết quả thi, phản ánh đúng năng lực thật sự. 

Kỳ thi đánh giá năng lực đồng thời có ý nghĩa thúc đẩy đổi mới dạy học, hướng nghiệp trong trường phổ thông. Do đề thi đánh giá năng lực khá toàn diện nên để làm được bài thi, học sinh không chỉ học 3 môn Toán, Lý, Hóa mà phải học cả môn xã hội, Tiếng Anh, Giáo dục công dân. Học sinh theo đuổi kỳ thi không còn “học gạo, học tủ”. Đồng thời, các kỳ thi đánh giá năng lực từng bước làm thay đổi cách dạy của giáo viên cũng như quan niệm xã hội về các môn học. Thầy cô bộ môn đều có vai trò và tầm quan trọng như nhau, không còn khái niệm môn phụ, môn chính. 

Đặc biệt, một số kỳ thi đánh giá năng lực còn giúp thí sinh nhìn nhận rõ hơn về  bản thân để định hướng nghề nghiệp. Như kỳ thi năm 2021 của ĐHQG Hà Nội  dự kiến không chỉ phục vụ công tác tuyển sinh, mà còn là cơ sở đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của Chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Tự chủ tuyển sinh là một trong những yếu tố cơ bản của tự chủ đại học, được luật định nhằm giúp cơ sở đào tạo chọn được sinh viên ưu tú, đáp ứng yêu cầu và triết lý đào tạo của mình. Phát triển các kỳ thi đánh giá năng lực là hướng đi phù hợp với xu thế tự chủ đại học và hội nhập quốc tế.

Vấn đề quan trọng, các đơn vị tổ chức phải không ngừng cải thiện để có đề thi đánh giá đúng, toàn diện năng lực thí sinh, tổ chức bài bản, không có sai sót. Kỳ thi đánh giá năng lực sẽ hứa hẹn mở rộng sức hút hơn nữa nếu các cơ sở GD đại học luôn kiên định mục tiêu: Đáp ứng được nhu cầu tuyển chọn thí sinh, đạt được tiêu chí về khoa học khảo thí và nhẹ nhàng, tiết kiệm, thuận tiện cho cả thí sinh lẫn các trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.