Super Heavy cõng Starship bay lên được đã là thành công lớn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo giới chuyên gia Nga, với 7 lần thử nghiệm thất bại trước đây, việc Super Heavy cõng Starship bay lên được đã là thành công lớn.

Super Heavy cõng Starship bay lên được đã là thành công lớn

Chuyến bay của tàu vũ trụ Starship kết thúc trong tình huống khẩn cấp sau khi phóng được 3 phút, tên lửa bắt đầu quay, giai đoạn đầu tiên không tách rời, sau đó một vụ nổ xảy ra, bài viết trên tờ The Wall Street Journal dẫn hình ảnh phát sóng trực tuyến cho biết.

Starship khởi hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào lúc 20h33 theo giờ Hà Nội. Ba phút sau, ngay trước thời điểm phân tách dự kiến của giai đoạn đầu tiên, tên lửa bắt đầu xoay tròn.

Người dẫn chương trình phát sóng SpaceX xác nhận rằng “tình huống bất thường” đã xảy ra trong quá trình phóng.

“Chuyến bay của Starship kết thúc trong tình huống khẩn cấp... không phải tất cả các động cơ đều có đủ thời gian để khởi động” - người dẫn chương trình phát sóng trực tiếp cho biết và nhấn mạnh rằng, một tiếng nổ lớn đã được nghe thấy ở khu vực phóng và tên lửa bị vỡ vụn.

Tuy nhiên, người dẫn chương trình nói rằng, không biết vụ nổ có phải là do thiết kế tên lửa Super Heavy gặp trục trặc và phát nổ hay do mệnh lệnh tự hủy được đưa ra từ mặt đất.

Xem clip vụ phóng thử thất bại của tên lửa Super Heavy:

Được biết, theo kế hoạch thì tên lửa đẩy Super Heavy được cho là sẽ đưa Starship vào quỹ đạo Trái đất và cả hai tầng nhiên liệu của tên lửa đẩy sẽ lần lượt rơi xuống Vịnh Mexico và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tên lửa chưa kịp tách tầng đầu thì đã phát nổ.

Ngay sau khi vụ phóng thất bại, hãng SpaceX cũng đã đưa ra tuyên bố chính thức sơ bộ về việc tên lửa Super Heavy và Starship bị phá hủy.

“Starship đã trải qua quá trình tháo dỡ nhanh chóng và đột xuất trước khi tách tầng 1" - Twitter của công ty SpaceX nêu lí do ban đầu.

SpaceX nói thêm rằng các chuyên gia của công ty sẽ phân tích dữ liệu phóng và sẽ chuẩn bị cho lần phóng mới.

Tỷ phú Elon Musk cũng viết trên Twitter rằng, mặc dù thất bại nhưng đây là một trải nghiệm tuyệt vời, mang lại những kinh nghiệm quý báu cho vụ phóng thứ hai sau đây vài tháng nữa.

Trước vụ phóng, vào đêm qua, ông Elon Musk cũng thừa nhận rằng, trông đợi vào sự thành công của chuyến bay đầu tiên sẽ là “điên rồ”. Ông cho biết, động cơ của con tàu là phần dễ bị tổn thương nhất trong cấu trúc và hy vọng rằng sẽ không có vụ nổ nào xảy ra trên bệ phóng.

Tuy nhiên, điều này đã xảy ra và vị tỷ phú này cùng ekip chuyên gia kỹ thuật sẽ có vài tháng nữa để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục trước khi vụ phóng thử thứ 2 được tiến hành.

Mặc dù vụ phóng đã thất bại nhưng giới chuyên gia Nga cho rằng, sự việc với Super Heavy không phải là thảm họa. Chuyến bay của Starship có thể được gọi là thành công ở mức 30%, vụ phóng tên lửa nặng nhất trong lịch sử bay lên được đã là một thành công lớn.

Starship là tên lửa lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo để phóng vào không gian.

Cùng với máy gia tốc, Super Heavy Starship đạt chiều dài 120 mét. Giai đoạn đầu tiên của tên lửa được trang bị 33 động cơ Raptor.

Ông Ivan Moiseev, người đứng đầu Viện Chính sách Vũ trụ Nga nói rằng, tất nhiên, đây là một vụ tai nạn, một sự cố kỹ thuật khó chịu, nhưng không thảm khốc. Sau khi phóng, một phần động cơ của tên lửa ngừng hoạt động và con tàu đạt đến điểm tới hạn của lực cản khí động học tối đa.

Theo ông, rất ít người, kể cả chính Elon Musk, hy vọng rằng tên lửa sẽ hoàn thành toàn bộ chương trình.

Trước đây, ít nhất bảy cuộc thử nghiệm Starship khác nhau đã kết thúc bằng vụ nổ tên lửa nên trong thử nghiệm lần này, việc tên lửa siêu nặng đầu tiên rời bệ phóng đã là một thành công lớn.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ