Suốt 15 năm đào con đường xuyên núi 1.526m, hơn 700 người dân thoát nghèo

GD&TĐ - Con đường do người dân Shenlongwan xây dựng chỉ dài 1.526 mét nhưng họ đã phải mất không dưới 15 năm để hoàn thành.

Con đường xuyên núi.
Con đường xuyên núi.

Người dân Shenlongwan, một ngôi làng từng bị cô lập ở vùng núi tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, đã dành 15 năm để chạm khắc trên đá bằng đục và búa để kết nối ngôi nhà của họ với thế giới và thoát khỏi đói nghèo.

Hưởng lợi từ khí hậu rất thuận lợi, Shenlongwan luôn nổi tiếng với đặc sản là quả óc chó và lê ngon tuyệt, nhưng việc thu hoạch và bán chúng ra thị trường từng là một thách thức lớn đối với người dân địa phương. 

Vì đến năm 2000, để đến quận lỵ của thành phố Trường Chi, họ phải đi vòng qua 5 thị trấn ở3 tỉnh khác nhau, hoặc liều mạng leo lên những chiếc thang hẹp nguy hiểm để đến một con đèo dốc.

Một ngày nọ, dân làng quyết định rằng mọi thứ phải thay đổi, và nếu chính quyền không xây dựng một con đường đến làng của họ, thì họ cần tự làm.

"Chúng tôi rất cần một con đường", Duan Jianlin - một người già bản xứ Shenlongwan tham gia xây dựng cho biết: “Nếu chúng tôi không thể hoàn thành việc xây dựng nó trong một năm, chúng tôi sẽ cố gắng trong hai năm. Nếu hai năm là không đủ, chúng tôi sẽ làm cho nó ba năm”.

Shenlongwan được bao quanh bởi các ngọn núi ở tất cả các phía, vì vậy dân làng đã phải đào xuyên qua đá để kết nối ngôi nhà của họ với phần còn lại của Trung Quốc. 

Được trang bị những công cụ thô sơ như búa và đục, việc chạm khắc xuyên núi vô cùng khó khăn và tốn nhiều thời gian. 

Con đường do người dân Shenlongwan xây dựng chỉ dài 1.526 mét nhưng họ đã phải mất không dưới 15 năm để hoàn thành. Công việc bắt đầu vào năm 1985 và chỉ kết thúc vào năm 2000.

Con đường ngắn ngủi nhưng vô giá đã mở ra cánh cửa du lịch, thương mại và là chìa khóa giúp người dân Shenlongwan thoát khỏi cảnh nghèo đói. 

Họ không chỉ có thể bán thành quả lao động nhanh hơn mà vẻ đẹp tự nhiên của ngôi làng cũng bắt đầu thu hút khách du lịch.

Ngày nay, hơn 60% trong số hơn 700 dân làng tham gia vào các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch, và cảnh nghèo đói một thời nay chỉ còn là một ký ức xa vời. 

Vào năm 2000, trước khi con đường khắc trên núi đi vào hoạt động, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 680 nhân dân tệ, trong khi ngày nay đã lên tới 12.000 nhân dân tệ, tương đương 1.900 USD.

Câu chuyện về Shenlongwan nhắc nhở về một vài câu chuyện ấn tượng khác về sự kiên trì, như việc xây dựng Đường hầm Guoliang để kết nối ngôi làng biệt lập cùng tên với phần còn lại của Trung Quốc và cuộc đấu tranh 36 năm của một trưởng làng để mang nước đến cho cộng đồng của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ