Ít ai ngờ đây là bộ phận độc hại nhất của lợn, khuyến cáo con người không nên ăn

GD&TĐ - Phổi lợn là phần tích tụ nhiều độc tố nhất, có chứa kim loại nặng, bụi, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể nếu ăn vào.

Ít ai ngờ đây là bộ phận độc hại nhất của lợn, khuyến cáo con người không nên ăn

Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể lợn. Bởi đây là loài vật sống gần mặt đất, ăn, ngủ, sinh hoạt tại chỗ nên phổi thường xuyên hít phải lượng rất lớn bụi bẩn từ chất thải phân, đất cát và các kim loại nặng... và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.

Đồng thời, việc thường xuyên hít thở sát mặt đất, sẽ khiến lợn hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi, do đó sẽ có một số lượng lớn các virus và vi khuẩn lưu trú trong phổi.

Đây cũng được coi là cơ quan hô hấp có rất nhiều phế nang, nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Khi lợn hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó.

Khi ăn vào cơ thể người sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, qua kiểm nghiệm, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố, bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn.

Do đó, người ăn cần cân nhắc và chú ý xử lý kĩ trước khi ăn bởi nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.

Trong đông y, phổi lại được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng.
Trong đông y, phổi lại được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng.

Phổi được khuyến cáo là độc hại, tuy nhiên, theo y học cổ truyền, phổi lợn lại được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y, với tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm; thường dùng trị viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày,…

Do đó, khi cần dùng đến phổi lợn, người dùng cần lưu ý, tuyệt đối không sử dụng phổi lợn chết trước khi giết mổ hoặc nhiễm bệnh. Khi lựa chọn phổi lợn, sẽ thấy nếu phổi lợn màu hồng, sáng bóng, độ đàn hồi tốt thì mới là phổi tươi ngon.

Còn nếu phổi lợn chết thông thường sẽ có những giọt nước căng phồng trên bề mặt phổi, dạng bong bóng nước, có mủ hoặc có những nốt lồi lõm. Cần chú ý với phổi lợn chứa nhiều kim loại nặng hoặc bụi trần thì màu sắc sẽ chuyển sang ghi xám, hoặc màu nâu.

Để rửa sạch phổi, người dùng có thể nguyên lá phổi rồi đổ nước vào trong phổi theo mạch khí quản, xóc rửa phổi như rửa một cái chai, đổ đầy nước vào phổi rồi lại lắc bóp cho sạch nước. Hành động này sẽ giảm thiểu bụi bẩn, độc tố, kim loại nặng. Sau đó mới thái phổi thành từng lát mỏng, đun sôi nước rồi chần phổi, sau đó mới chế biến theo nhu cầu.

Ngoài phổi, các bộ phận khác trong cơ thể lợn cũng chứa nhiều độ tố là gan (nhiều cholesterol và các kim loại nặng) và óc lợn (thành phần cholesterol lại rất cao).

Trái ngược với những bộ phận tích tụ nhiều chất độc hại thì những bộ phận sau của con lợn sẽ chứa nhiều dinh dưỡng bổ dưỡng tốt cung cấp cho cơ thể con người.

Thịt thăn lợn.
Thịt thăn lợn.

Phần thịt hầu như không dính chút mỡ nào, phần thịt mềm nhất trên con lợn, hay được sử dụng làm giò lụa hoặc làm ruốc là thịt nạc thăn. Thịt thăn là phần cơ nằm cạnh cột sống, gần mông heo. Trong 90gram thịt heo thăn chỉ chứa 125 calo, 1,3gram chất béo bão hòa, 22gram protein.

Thịt đùi lợn cũng là một trong những phần đem lại nhiều dinh dưỡng, trong, 90gram thịt đùi heo chứa 149 calo, 1,6gram chất béo bão hòa và 24gram protein.

Ngoài ra, phần thịt lưng heo cũng được các chuyên gia khuyên nên lựa chọn bởi khi được loại bỏ phần mỡ ngoài, 90gram thịt lưng heo nấu chín chứa 139 calo, 1,3gram chất béo bão hòa và 24gram protein.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ