Toàn cầu hóa đã và đang tiếp tục thay đổi diện mạo của thế giới kinh doanh. Khái niệm không chỉ gói gọn trong việc mở rộng thị trường, chúng còn bao gồm sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và doanh nghiệp.
Toàn cầu hóa cũng mang lại nhiều lợi ích đáng kể, từ việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường dòng chảy hàng hóa, dịch vụ đến sự gia tăng đầu tư và hợp tác quốc tế.
Thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động
Hiện nay, nhờ vào quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp đã được phép tiếp cận thị trường mới, tăng khả năng cạnh tranh và doanh thu, tận dụng được lợi thế về nguồn lực, công nghệ và nhân lực từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Quá trình này cũng giúp thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu, từ việc tìm kiếm nguyên vật liệu, sản xuất đến phân phối sản phẩm. Từ đó, tối ưu hóa chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với nhau thông qua liên doanh, liên minh chiến lược và hiệp định thương mại tự do. Sự hợp tác này sẽ giảm bớt rủi ro, tận dụng được lợi thế và tạo ra giá trị mới.
Ở khía cạnh khác, toàn cầu hóa thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo thông qua tiếp nhận, ứng dụng công nghệ mới từ các quốc gia tiên tiến, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
Theo Ths. Tô Nguyễn Ngọc Hà - giảng viên Học viện Ngân hàng, kiến thức kinh doanh quốc tế giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về thị trường nước ngoài, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro như biến động tỷ giá, chính trị, pháp lý và văn hóa, nên người kinh doanh cần nắm vững kiến thức về kinh doanh quốc tế, giúp doanh nghiệp nhận diện và quản lý rủi ro hiệu quả.
Kiến thức về kinh doanh quốc tế còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến, tối ưu hóa quy trình và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Đối với những doanh nghiệp muốn xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ đối tác, khách hàng và nhà cung cấp trên toàn cầu thì không thể thiếu kiến thức về kinh doanh quốc tế. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận cơ hội kinh doanh mới và phát triển bền vững.
Cơ hội và thách thức
Ngành Kinh doanh quốc tế đang được nhiều người quan tâm, vì đây là ngành nghề mang nhiều triển vọng và có cơ hội thăng tiến cao. Tuy nhiên, để theo đuổi ngành Kinh doanh quốc tế, người học phải thực sự nhạy bén, dễ dàng thích nghi với môi trường mới, sở hữu khả năng sáng tạo và chịu áp lực cao trong công việc.
Bên cạnh đó, người học phải có trình độ ngoại ngữ tốt, vì khi làm việc trong môi trường quốc tế, tiếng Anh chính là điều kiện cần thiết và mang lại ưu thế cho người lao động.
Thị trường lao động cũng đưa ra yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi nhân sự phải đạt nhiều bằng cấp cao hơn để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Nhìn từ thực tế, Học viện Ngân Hàng quyết định mở chương trình đào tạo Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế, nhằm giúp học viên học hỏi những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
Chương trình gồm các môn học như: Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị nguồn nhân lực và lãnh đạo toàn cầu, Phân tích kinh doanh và dự báo, Quản lý chiến lược quốc tế, Quản trị tài trợ thương mại, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng mang tính ứng dụng trực tiếp của ngành Kinh doanh quốc tế.
Học viện cũng chú trọng vào việc sắp xếp đội ngũ giảng viên đứng lớp, với nhiều Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Đặc biệt, học viên có thể chọn học theo Định hướng nghiên cứu hoặc Định hướng ứng dụng, phù hợp với nhu cầu công việc và hướng phát triển của bản thân.