Cách Hàn Quốc đã chế tạo thành công bản sao tên lửa P-800 Onyx như thế nào?

GD&TĐ - Một khía cạnh đặc biệt trong chương trình tên lửa của Hàn Quốc ít rất đáng để dành sự quan tâm.

Cách Hàn Quốc đã chế tạo thành công bản sao tên lửa P-800 Onyx như thế nào?

Hàn Quốc đang nỗ lực phát triển vũ khí tên lửa của mình một cách có hệ thống và trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm đối phó mối đe dọa từ Triều Tiên.

Một trong những chương trình nổi bật đó là Hàn Quốc đã chế tạo thành công bản sao tên lửa siêu thanh Onyx của Nga, Seoul làm cách nào để đạt được thành công nói trên là điều thu hút sự quan tâm lớn từ truyền thông quốc tế.

Cụ thể hơn, lần đầu tiên sự hiện diện của một bản sao tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Onyx ở Hàn Quốc được biết đến vào tháng 9 năm 2021. Tại thời điểm đó, dự án đã được tuyên bố là thành công, kết quả đã được xác nhận bằng thử nghiệm trực quan.

20f6730e4e0dc7f9.jpg
Cuộc thử nghiệm bản sao tên lửa P-800 Onyx của Hàn Quốc, tháng 9 năm 2021.

Thông tin trên được chú ý ngay tại Hàn Quốc, bởi vì vào thời điểm đó Seoul chỉ có tên lửa chống hạm cận âm SSM-700K C-Star trong thành phần chiến đấu.

Có rất ít thông tin công khai về tên lửa bản sao Onyx do Hàn Quốc chế tạo, cả đặc điểm kỹ chiến thuật lẫn tên gọi không được tiết lộ chính thức, nhưng giới phân tích ước lượng quả đạn có chiều dài 6,6 mét và trọng lượng phóng 1,5 tấn, mang theo đầu đạn nặng 250 kg, tầm bắn trong khoảng 300 đến 600 km và tốc độ bay xấp xỉ Mach 3.

Hiện tại có ý kiến ​​​​cho rằng Hàn Quốc sẽ sử dụng bản sao tên lửa Onyx của mình để trang bị cho hệ thống phòng thủ bờ biển và như một phần vũ khí cho các tàu khu trục đầy triển vọng thuộc dự án KDX-3, có lẽ Seoul cần một tên lửa chống tên lửa như vậy nhằm răn đe Trung Quốc hơn là đối với Triều Tiên.

Hàn Quốc có thể dành bao nhiêu thời gian để tạo ra bản sao Onyx của mình và câu hỏi về nguồn gốc của những "khoảng trống" cho sự phát triển này lại đang thu hút nhiều sự chú ý hơn.

Phần lớn phương tiện thông tin đại chúng tại Hàn Quốc cho rằng họ có được các giải pháp công nghệ cần thiết để tạo ra bản sao Onyx của riêng mình nhờ lấy trực tiếp từ Tập đoàn Almaz-Antey của Nga.

6266730e648962e4.jpg
Đồ họa thông tin của HI Sutton đề cập đến tên lửa BrahMos như một thành phần vũ khí có thể trang bị cho tàu ngầm KSS-III của Hàn Quốc.

Nhưng diễn biến tiếp theo lại rất đặc biệt, khi trong cùng tháng 9 năm 2021, nhà phân tích HI Sutton trong đồ họa thông tin về tàu ngầm loại KSS-III của Hàn Quốc cho biết con tàu có thể được trang bị tên lửa BrahMos.

Tên lửa BrahMos chính là một bản sao Onyx của Ấn Độ, mặc dù không có báo cáo nào về ý định của Hàn Quốc nhằm mua loại đạn trên cho nhu cầu của riêng mình, nhưng không loại trừ khả năng giữa Seoul và New Delhi có một dự án hợp tác bí mật nhằm chế tạo vũ khí trên.

Tuy nhiên tính đến năm 2024, không có dữ liệu nào về việc liệu Hàn Quốc có phát triển thêm dự án bản sao tên lửa Onyx, hay họ đã chế tạo được bao nhiêu quả và chương trình đã đi tới giai đoạn sản xuất hàng loạt hay chưa.

Hàn Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật phóng từ tàu ngầm.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.