Sự thật về mì ăn liền không phải ai cũng biết

GD&TĐ - Mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,… Để có bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, cần kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm nhóm rau xanh và nhóm thực phẩm giàu đạm.

Hội thảo mang tên “Thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khoẻ con người”.
Hội thảo mang tên “Thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khoẻ con người”.

Ngày 18/1, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khoẻ con người”. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành y khoa, công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng. PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam chủ trì hội thảo.

Hội thảo cung cấp các thông tin khoa học về xu hướng sử dụng thực phẩm ăn nhanh và một số vấn đề sức khoẻ. Đồng thời, cập nhật một số phương pháp cải tiến mới trong sản xuất mì ăn liền - một trong số các thực phẩm ăn nhanh thông dụng ở Việt Nam.

Chia sẻ về sự phát triển của thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại, TS. BS. Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: "Thực phẩm ăn nhanh đã có mặt từ rất lâu, góp phần thay đổi nhiều khái niệm về dinh dưỡng, ẩm thực của toàn thế giới".

Không chỉ tiện lợi, thực phẩm ăn nhanh còn có khả năng kích thích vị giác mạnh đối với người ăn. Thực phẩm ăn nhanh còn có yếu tố mang tính quyết định, khả năng bảo quản lâu, thích hợp trong nhiều hoàn cảnh.

Cũng tại hội thảo, PGS. TS. Lê Bạch Mai – Nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng đã tập trung phân tích các hiểu lầm thường gặp về mì ăn liền - loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất.

Thực tế, mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,… Để có một bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, cần ăn đúng cách, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm nhóm rau xanh (cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất) và nhóm thực phẩm giàu đạm.

Theo các chuyên gia tại hội thảo, thời gian tới, doanh nghiệp cần nghiên cứu về cải tiến qui trình sản xuất, về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như: bổ sung protein, chất xơ, tăng cường các vitamin và khoáng chất,… Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng mì ăn liền.

Đồng thời, cần nghiên cứu phát triển thêm các công thức sản phẩm mì ăn liền mới dành cho các nhóm đặc biệt như trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động trí óc nhiều, v.v… Nhờ đó, giúp mì ăn liền thực sự trở thành một món ăn nhanh cân đối về dinh dưỡng cho nhiều đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.