Sự thật về căn bệnh “giết dần giết mòn” thiên tài vật lý Stephen Hawking

GD&TĐ - Đây là căn bệnh "giết dần giết mòn" người mắc với các triệu chứng vô cùng đáng sợ.  

Sự thật về căn bệnh “giết dần giết mòn” thiên tài vật lý Stephen Hawking

Nhà vật lý học Stephen Hawking, sinh ngày 8/1/1942 vừa trút hơi thở cuối cùng sau nhiều năm sống chung với căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) quái ác. Ông để lại cho đời không chỉ tấm gương về nghị lực sống mà còn nhiều nghiên cứu quan trọng về vật lý, vũ trụ và khoa học.

Khi mới mắc căn bệnh này, ông vẫn có thể đi lại nhưng khi càng về già sức khỏe càng yếu dần. Nhiều năm trời, Stephen Hawking phải gắn bó với chiếc xe lăn, nhưng vẫn cần mẫn làm việc. Thậm chí, những năm cuối đời còn phải dùng đến thiết bị hỗ trợ giọng nói nhân tạo và ra hiệu bằng lông mày.

Sự thật về căn bệnh không thuốc chữa "giết dần giết mòn" thiên tài vật lý Stephen Hawking - 1

Stephen Hawking thời gian mới mắc bệnh

Stephen Hawking được chẩn đoán mắc căn bệnh này vào năm 1963. Ông đã sống chung với căn bệnh quái ác suốt hơn 50 năm. Quãng thời gian này kéo dài hơn so với nhiều người mắc ALS khác.

Sự thật về căn bệnh không thuốc chữa "giết dần giết mòn" thiên tài vật lý Stephen Hawking - 2

Căn bệnh khiến nhà vật lý nổi tiếng bị liệt, phụ thuộc hoàn toàn vào người khác hoặc các thiết bị công nghệ từ tắm, thay quần áo, ăn uống, đi lại và nói

Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên là bệnh có liên quan đến sự thoái hóa của hệ thần kinh. Căn bệnh này ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống điều hành sự hoạt động của phần trên và phần dưới cơ thể. Những tế bào thần kinh mất khả năng kiểm soát hoạt động của cơ dẫn đến tê liệt và khiến bệnh nhân tử vong. Người bệnh dần mất đi khả năng tự ăn, nói, đi lại và cuối cùng là không thở được.

Căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên còn được gọi là bệnh Lou Gehrig. Sở dĩ có tên như vậy là do được đặt theo tên cầu thủ bóng chày nổi tiếng từng bị căn bệnh này.  Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng và chưa có phương pháp chữa khỏi. ALS thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.

1. Các dấu hiệu sớm của bệnh xơ cứng teo cơ một bên

- Khó đi lại hoặc khó làm các việc hằng ngày

- Dễ bị vấp và ngã

- Chân, bàn chân và mắt cá chân yếu

- Tay yếu hoặc khó kiểm soát

- Nói khó hoặc khó nuốt

- Co rút cơ, co giật ở cánh tay, vai và lưỡi

- Khó ngẩng đầu lên và giữ tư thế

2. Nguyên nhân gây bệnh xơ cứng teo cơ một bên

- Đột biến gen. Các đột biến di truyền có thể dẫn đến căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên.

- Mất cân bằng hóa học; Những người mắc xơ cứng teo cơ một bên thường có hàm lượng glutamate - một chất hóa học trong não cao hơn bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tế bào thần kinh.

 - Không xử lý tốt protein: Nếu như protein không được xử lý đúng cách trong các tế bào thần kinh có thể dẫn đến sự tích tụ các dạng bất thường và phá hủy các tế bào thần kinh.

3. Hậu quả của căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên

Khi các nơ ron trong não và tủy sống của người bệnh bị ảnh hưởng, não sẽ không điều khiển được cơ của cơ thể. Các cơ không nhận được tín hiệu sẽ trở nên yếu ớt và dẫn đến teo cơ. Khi các cơ không còn hoạt động, việc đi lại cũng dần khó khăn hơn và mất kiểm soát.

Sau đó, người bệnh mất kiểm soát cơ hoành. Đây là nhóm cơ giúp bạn có thể hít thở. Vì vậy, người bệnh sẽ không thở được và phải cần sư trợ giúp của máy thở.

Việc khó thở khiến bệnh nhân có thể bị tử vong trong 3-5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh. Nhưng có người sẽ sống lâu hơn khoảng 10 năm.

Người bệnh vẫn có thể suy nghĩ và học tập như bình thường. Các giác quan như thị giác, vị giác, thính giác không bị ảnh hưởng. Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng đưa ra quyết định của bản thân.

4. Dạng ALS ngẫu nhiên phổ biến hơn di truyền

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) ước tính có khoảng 20.000 - 30.000 người mắc hội chứng xơ cứng teo cơ một bên ở Mỹ. Các bệnh nhân mắc hội chứng này thường chỉ sống được 2-5 năm sau khi có các dấu hiệu đầu tiên.

Có hai dạng ALS là ALS ngẫu nhiên và ALS di truyền, trong đó ngẫu nhiên là phổ biến hơn. Ở ALS di truyền, con của cha mẹ bị bệnh có nguy cơ 50% mắc căn bệnh này. 

Theo Hiệp hội bệnh xơ cứng teo cơ một bên ALS, không ai biết được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. CDC cho hay: "Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều yếu tố có thể liên quan đến ALS như yếu tố di truyền và tiếp xúc với môi trường".

Năm 2017, một loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận để điều trị cho bệnh nhân mắc ALS. Tuy nhiên, tháng 5/2017, FDA chấp thuận sử dụng thêm một loại thuốc mới để điều trị căn bệnh này.

Theo Dân Việt/CNN, WebMD, Mayoclinic

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (Bình Phước) tham gia chương trình hướng nghiệp do Trường Đại học Gia Định tổ chức. Ảnh: M.Ngọc

Rút gọn phương thức tuyển sinh

GD&TĐ - Nhiều trường ĐH dự kiến rút gọn số lượng phương thức tuyển sinh, chú trọng đánh giá năng lực đầu vào trong mùa tuyển sinh 2025 sắp tới.