Sự thách thức của ông Trump

GD&TĐ - Về phần ông Trump, dù trước đó ông đã ngầm thừa nhận thua cuộc, nhưng ông vẫn chiến đấu đến cùng để chứng tỏ quyết tâm với cử tri đã bỏ phiếu cho ông.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Phiên họp chung của Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021 để xác nhận số phiếu đại cử tri dành cho hai ông Donald Trump và Joe Biden, đồng thời xác nhận người chiến thắng trong bầu cử Mỹ từ trước đó 3 tháng là sự kiện hiếm thấy trong lịch sử nước Mỹ. 

Trong lịch sử chính trị hiện đại của Mỹ chưa từng diễn ra tiến trình tương tự theo cách dễ nhận thấy và ồn ào như thế này. Việc xác nhận kết quả kiểm phiếu cử tri đoàn là việc bắt buộc phải làm theo Hiến pháp, và thường chỉ mang tính thủ tục.

Nhưng năm nay rất khác biệt. Tổng thống Donald Trump đã thách thức kết quả bầu cử suốt 3 tháng qua kể từ khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, cho đến lúc này - chỉ 2 tuần trước ngày nhậm chức của Tổng thống mới, ngày 20/1 theo thông lệ, với những cáo buộc gian lận kiểm phiếu ở các bang, dù ông không đưa ra được những bằng chứng mạnh mẽ.  

Trên thực tế, các đại cử tri đã chính thức bỏ phiếu hôm 14/12, trong đó ông Biden đã thắng Tổng thống đương nhiệm với số phiếu cách biệt khá xa 306 - 232. Các tòa án và các quan chức bầu cử các bang đã khẳng định thất bại của ông Trump. Song hàng loạt nghị sĩ Cộng hòa của cả hai viện Quốc hội, gồm 13 thượng nghị sĩ và hơn 140 hạ nghị sĩ đã phản đối chiến thắng của ông Joe Biden. 

Tác động đến cuộc họp Quốc hội là cuộc bỏ phiếu bổ sung 2 ghế thượng nghị sĩ bang Georgia ngày 6/1 để quyết định Dân chủ hay Cộng hòa kiểm soát Thượng viện trong nhiệm kỳ tới. Ứng cử viên của cả hai đảng ngang cơ ở Georgia, song Cộng hòa chỉ cần thắng 1 ghế để duy trì kiểm soát ở Thượng viện, còn Dân chủ cần thắng cả 2 ghế mới duy trì được sự cân bằng cho cả 2 đảng. Đến tối 6/1 theo giờ Hà Nội, Dân chủ đã thắng ít nhất 1 ghế với chiến thắng của ứng cử viên Raphael Warnock. 

Trong ngày họp Quốc hội, hàng trăm nghìn người ủng hộ ông Donald Trump kéo tới thủ đô Washinngton D.C tuần hành. Họ tuyên bố không tin sự trung thực của báo chí khi đưa tin về kết quả bầu cử và sẽ không ngừng chiến đấu cho tới khi Tổng thống dừng lại. 

Tuy nhiên, rõ ràng cuộc họp ngày 6/1 khó mà đảo lộn kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn các bang từ hôm 14/12. Ông Joe Biden được chờ đợi vẫn là người thắng cử.

Có một điều khá thú vị, là trước cuộc họp của Quốc hội, Tổng thống Trump được cho là đã gây sức ép với Phó Tổng thống Mike Pence, người sẽ cầm trịch cuộc họp và công bố kết quả bầu đại cử tri của các bang, song có tin rằng, ông Pence đã nói với Tổng thống là ông không có quyền ngăn cản xác nhận kết quả bầu cử.

Cho dù kết quả này không thể đảo lộn, song sự chia rẽ của nước Mỹ sẽ vẫn còn kéo dài. Cùng với sự phân cực chính trị - từ cán cân giữa hai đảng ở hai viện Quốc hội đến tiếng nói người dân, sự lây lan tiếp tục của dịch Covid-19 sẽ khiến những hy vọng đoàn kết nước Mỹ của ông Biden sắp tới trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, như một số nhà quan sát, cũng có thể ông đang làm sâu sắc hơn ấn tượng về cái tên của gia đình Trump và dọn đường cho thế hệ Trump thứ hai bước vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử lần sau. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu

Nghe Trịnh để yêu ngày tới...

GD&TĐ - Những cô gái trong nhạc Trịnh luôn đẹp nhưng không thể chạm, tưởng như trước mắt mà thật xa xôi, nhìn thấy mà vời vợi biết mấy.
Từ phải qua: Đạo diễn Việt Linh, tác giả Hải Anh và họa sĩ Pauline Guitton giao lưu tại buổi ra mắt sách ở Việt Nam do Nxb Kim Đồng tổ chức. Ảnh: Bình Thanh.

Thuở ấy, mẹ đã 'Sống'!

GD&TĐ - Thuở ấy – những năm tháng đất nước kháng chiến chống Mỹ - mẹ đã sống như thế và hôm nay được thế hệ gen Y lớn lên ở Pháp ghi lại bằng lăng kính mới lạ.