Sự nghiệp GD các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển biến tích cực

Sự nghiệp GD các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển biến tích cực
fs
Quang cảnh Hội nghị. ảnh gdtd.vn
15 Sở GD-ĐT của vùng 1 gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ninh và Bắc Giang.

Theo ông Trần Xuân Hưng, giám đốc Sở GD- ĐT Yên Bái, đơn vị trưởng vùng I cho biết: Năm học 2009- 2010, Bộ GD- ĐT xác định là năm học “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng GD”. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ GD- ĐT, cấp ủy chính quyền địa phương, sự quyết tâm của ngành GD- ĐT 15 tỉnh vùng I đã triển khai tốt các phong trào thi đua, hoàn thành 15 lĩnh vực công tác, góp phần đưa sự nghiệp GD- ĐT của các tỉnh từng bước ổn định và phát triển. 

Chất lượng GD- ĐT tăng cao so với năm học trước hiện tượng HS bỏ học giảm đáng kể, giáo dục mũi nhọn, GD vùng cao, vùng đồng  bào dân tộc được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ huy động HS ra lớp tăng cao, chú trọng phát triển mẫu giáo 5 tuổi và việc dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc trước khi vào lớp 1. Số HS bỏ học vùng I đã giảm bình quân 0,15% ở cấp tiểu học, 0,07% đối với THCS

Quy mô trường lớp mầm non tiếp tục được củng cố và mở rộng. Hầu hết các tỉnh đều có tỷ lệ huy động trẻ ra lớp tăng so với năm học trước (nhà trẻ tăng 1,86%, mẫu giáo tăng 2,04%),  huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt từ 95% trở lên, tăng 1,21% so với năm học trước. Trong đó có tỉnh đạt tỷ lệ cao 100% như Thái Nguyên, Tuyên Quang. Một số tỉnh còn nhiều khó khăn như Lào Cai cũng đạt: 99,8%, Bắc Kạn : 99,59%...

Về giáo dục tiểu học, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 bình quân đạt 98,76%, tăng 1,38% so với năm học trước. Kết quả phổ cập GD tiểu học- CMC và thực hiện PC GD THCS được duy trì và giữ vững, trong năm học đã có 3 tỉnh được công nhận đạt chuẩn PC GD tiểu học đúng độ tuổi (Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên).

Hệ thống mạng lưới trường lớp và quy mô GD trung học tiếp tục được củng cố, hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia  cấp THCS tăng 0,91%, THPT tăng 0,18% so với năm học trước.

Tỷ lệ xếp loại HS giỏi cấp THCS tăng 1,77%, THPT tăng 0,67% so với năm học trước. Kỳ thi HS giỏi quốc gia toàn vùng có 380 HS đạt giải, trong đó có 8 giải Nhất 59 giải Nhì, 146 giải khuyến khích. Một số tỉnh có kết quả HS giỏi cao như Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình…(Tỷ lệ HS yếu kém ở cấp THPT cũng giảm 8,14% so với năm học trước)

Giáo dục thường xuyên cũng được các Sở thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, các mục tiêu của đề án “Xây dựng xã hội học tập”. Mạng lưới các TT GDTX được củng cố và phát triển, đặc biệt là việc tổ chức hoạt động tốt các trung tâm học tập cộng đồng đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương và nhu cầu học tập thường xuyên của nhân dân.

GD chuyên nghiệp cũng được các Sở GD triển khai nghiêm túc nhiệm vụ năm học. Nhiều tỉnh đã tìm ra giảI pháp phân luồng HS sau THCS và THPT để đáp ứng nguồn nhân  lực góp phần phát triển KT – XH của địa phương.

GD dân tộc được các Sở GD- ĐT đặc biệt quan tâm, chất lượng GD trong các trường phổ thông DTNT, phổ thông DTBT được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ tốt nghiệp trong các trường PT DTNT tăng cao ngang bằng tỷ lệ tốt nghiệp THPT  chung của tỉnh. Đội ngũ GV người dân tộc được quan tâm bồi dưỡng đã phát triển cả sốlượng và chất lượng.

Các đại biểu dự HN
Các đại biểu dự HN. ảnh gdtd.vn

Về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, sau 3 năm triển khai thực hiện cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung; Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực tạo cho HS xác định đúng thái độ, động cơ học tập, tạo ra sự đồng thuận cao trong ngành cũng như toàn xã hội, thúc đẩy chất lượng GD trong vùng theo chiều hướng tích cực. Hiệu quả GD- ĐT được nâng cao thể hiện qua kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Công tác đơn giản hoá các thủ tục hành chính được tích cực triển khai, một số Sở đã thực hiện các quy trình hành chính theo cơ chế “một cửa”, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn vào hoạt động. Nhiều tỉnh đã thực hiện cắt giảm 20- 30% nội dung trong các thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, lãnh đạo của 15 tỉnh vùng I cũng xác định, việc thực hiện một số tiêu chí đề ra trong năm học ở một số tỉnh còn chậm. Công tác ứng dụng CNTT, công tác phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập GD THCS  ở một số tỉnh chưa đảm bảo tính bền vững, chất lượng GD vùng cao, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều bất cập.

Tại hội nghị, các tỉnh vùng I cũng đã thống nhất lấy chủ đề năm học 2010-2011 là “tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng GD”, trong đó cũng đề ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện chung của từng tỉnh trong vùng.

Đại diện lãnh đạo các Sở GD- ĐT cũng thống nhất đưa ra các kiến nghị với Bộ GD- ĐT. Trong đó đề nghị tăng cường quan tâm đầu tư cho các tỉnh miền núi phía bắc có các chương trình riêng nhằm từng bước giúp các địa phương giảm bớt khó khăn. Đầu tư cở sở vật chất cho trường dân tộc  bán trú, trường phổ thông có lớp bán trú ở các vùng khó khăn.Chương trình đầu tư cho GD mầm non ở các tỉnh vùng khó về cơ sở vật chất,trang thiết bị và đồ chơi trẻ em. Tăng cường nguồn kinh phí đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm,phòng học bộ môn cho trường trung học để nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới GD phổ thông...

Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Vinh Hiển
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo HN. ảnh gdtd.vn

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, là vùng còn nhiều điều kiện KT-XH khó khăn nhưng những thành tựu mà các Sở GD- ĐT vùng I đạt được trong năm học vừa qua có sự đóng góp to lớn các của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, huy động các  nguồn lực cho sự nghiệp GD-ĐT, sự ủng hộ của nhân dân và sự cống hiến tâm huyết của các nhà giáo, CBQL GD.

Thứ trưởng cũng đồng tình với những đánh giá năm học và phương hướng nhiệm vụ năm học mới mà vùng I đã đặt ra. Ủng hộ chủ đề năm học mới 2010- 2011 là “tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng GD”. Thứ trưởng đề nghị, trên cơ sở những thành quả của cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung các Sở GD- ĐT tiếp tục phát huy tác dụng để thực hiện tốt hơn trong năm học tới.

An Kiên
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ