Sự khác biệt giữa tên lửa đạn đạo và hành trình

GD&TĐ - Cuộc thử nghiệm chiến đấu thành công tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik của Nga đã thu hút được sự chú ý và bối rối của phương Tây.

Nga nạp tên lửa hành trình Kalibr vào tàu ngầm Kilo.
Nga nạp tên lửa hành trình Kalibr vào tàu ngầm Kilo.

Sau màn khai hỏa thành công của Oreshnik, giới truyền thông cũng như các nhà quan sát bắt đầu so sánh loại vũ khí đạn đạo mới này với các loại vũ khí khác trong kho vũ khí của Nga và NATO, bao gồm cả tên lửa hành trình.

Hãng thông tấn Kommersant đã làm rõ vấn đề bằng cách nêu ra những điểm khác biệt chính giữa hai loại vũ khí rất khác biệt này.

Tên lửa đạn đạo

Được cung cấp năng lượng bởi một động cơ đơn lẻ hoặc một loạt động cơ hoạt động theo từng giai đoạn để đẩy chúng đến quỹ đạo cần thiết.

Tên lửa đạn đạo bay lên hàng chục km vào bầu khí quyển, loại bỏ động cơ và bộ đẩy trên đường đi, trong khi những tên lửa lớn hơn như ICBM sẽ rời khỏi bầu khí quyển hoàn toàn, sau đó phần chiến đấu của chúng tách ra và bắt đầu lao xuống mục tiêu dưới mặt đất theo hình vòng cung.

Tên lửa đạn đạo thường có ba giai đoạn bay, bắt đầu bằng giai đoạn tăng tốc, tiếp theo là giai đoạn giữa hành trình và cuối cùng là giai đoạn ba, trong đó phần chiến đấu bắt đầu hành trình lướt tới mục tiêu của nó.

Một số tên lửa còn có giai đoạn thứ tư riêng biệt, bắt đầu sau giai đoạn tăng tốc, trong đó tên lửa mang nhiều đầu đạn độc lập (MIRV) sẽ thay đổi quỹ đạo và thả mồi bẫy để gây nhầm lẫn và vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Một số tên lửa đạn đạo có thể thay đổi quỹ đạo của chúng, miễn là nhiên liệu của tên lửa cho phép nhằm gây khó khăn cho nỗ lực đánh chặn của đối phương, từ đó làm tăng hiệu quả chiến đấu.

Ví dụ, tên lửa siêu thanh Avangard của Nga được phóng vào không gian bằng ICBM thông thường, nhưng trở nên cơ động sau khi tách khỏi tên lửa mẹ. Các đầu đạn MIRV cũng thường chứa các động cơ tên lửa nhỏ và dẫn hướng quán tính, cho phép thay đổi quỹ đạo trước khi các đầu đạn riêng lẻ tách ra.

Tên lửa hành trình

Tên lửa hành trình là vũ khí chạy bằng động cơ phản lực, bay trong bầu khí quyển trong suốt chuyến bay. Trên thực tế, chúng thường bay ở độ cao cực thấp, bám địa hình để tránh bị phát hiện.

Những vũ khí này được thiết kế để tấn công chính xác vào một loạt các mục tiêu trên mặt đất và trên biển và nếu được trang bị đầu đạn hạt nhân, có thể nhắm vào các khu vực xây dựng lớn hoặc toàn bộ nhóm tác chiến tàu sân bay (ví dụ như trường hợp P-800 Oniks của Nga).

Các cuộc tấn công của tên lửa hành trình thông thường có thể được hiệu chỉnh để tấn công các mục tiêu nhỏ như các tòa nhà riêng lẻ hoặc boongke.

Tên lửa hành trình vẫn có thể cơ động khi tiếp cận mục tiêu, có GPS, dẫn đường quán tính, lập bản đồ địa hình và/hoặc các công cụ khác để dẫn đường. Một số thiết kế cho phép người vận hành tự tay dẫn đường tên lửa ở giai đoạn cuối.

Ưu và nhược điểm của đạn đạo và hành trình

Tên lửa hành trình thường rẻ hơn nhiều (chỉ tốn 15% so với tên lửa đạn đạo chiến thuật thông thường), với việc phóng tên lửa khó phát hiện hơn và tên lửa có độ chính xác cao hơn.

Tuy nhiên, trừ khi chúng được trang bị vũ khí hạt nhân, hỏa lực của chúng thường thấp hơn, với tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-86 ALCM của Mỹ có phần chiến đấu lớn nhất trong loại vũ khí này - 1.362 kg, trong khi hầu hết các tên lửa hành trình trung bình khoảng 500 kg.

Tên lửa đạn đạo thường kém chính xác hơn (với sai số tròn hồng tâm - CEP, được đo bằng hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm mét, so với mét của tên lửa hành trình), nhưng có một số lợi thế riêng biệt - trong đó rõ ràng nhất là trọng lượng phần chiến đấu (ví dụ, RS-28 Sarmat của Nga có đầu đạn 10.000 kg).

Phương pháp tạo vòng cung của tên lửa đạn đạo cũng cho phép đầu đạn của chúng tăng tốc đến tốc độ đáng kinh ngạc (thường là siêu thanh), trong khi tên lửa hành trình thường duy trì tốc độ cận âm trong suốt hành trình, khiến chúng dễ bị đánh chặn hơn và giảm lực động học khi lao vào mục tiêu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Ghi chép: Sự hy sinh thầm lặng

GD&TĐ - Từng cơn gió Thu mát lạnh, mỏng manh thổi nhẹ qua cánh cửa sổ, luồn vào lớp học im ắng, trầm lặng khác với vẻ nhộn nhịp sôi động của mọi ngày.

 Mbappe được HLV Ancelotti lên tiếng bênh vực.

HLV Ancelotti bênh vực Mbappe

GD&TĐ - HLV Carlo Ancelotti của Real Madrid đã lên tiếng bảo vệ Kylian Mbappe trước những tin đồn bất lợi.