Sony chế tạo smartphone "ma cà rồng" hút điện năng thiết bị khác

Một bằng sáng chế mới được tiết lộ của Sony cho thấy hãng điện tử Nhật Bản đang muốn chế tạo một mẫu smartphone có thể “hút” điện năng và dữ liệu của thiết bị bên cạnh. Đây là một ý tưởng đáng sợ, nhưng có vẻ như Sony đang quyết tâm chế tạo smartphone này.

Sony chế tạo smartphone "ma cà rồng" hút điện năng thiết bị khác
Sony che tao smartphone

Điện thoại Sony có khả năng hút điện từ thiết bị khác?

Bằng sáng chế US 20170064283 của Sony mô tả “một phương pháp thiết lập truyền dữ liệu và năng lượng không dây giữa các thiết bị điện tử tiêu dùng”. Nói cách khác, đây là sự kết hợp của công nghệ sạc không dây và truyền dữ liệu NFC giữa hai thiết bị với nhau.

Thực ra công nghệ này có rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, bất cứ ai đã sạc điện thoại không dây đều biết phương pháp này yêu cầu điện thoại phải được đặt phía trên bề mặt bộ sạc. Tức là điện thoại và bộ sạc gần như “dính lấy nhau”. So với giải pháp sạc có dây, công nghệ sạc không dây bị hạn chế về khoảng cách. Nếu Sony chế tạo được điện thoại “ma cà rồng”, khi muốn lấy năng lượng và dữ liệu từ điện thoại khác, hai điện thoại phải xếp chồng lên nhau. Một trong hai máy lúc đó sẽ không thể sử dụng được.

Hạn chế thứ hai là hiệu quả năng lượng. Khi lấy điện năng từ thiết bị khác, có thể điện thoại “ma cà rồng” còn tiêu hao nhiều điện năng hơn để vận hành cơ chế hút năng lượng. Mặt khác, pin Lithium-ion trong điện thoại không phải là công cụ lưu trữ được nhiều năng lượng. Hãy tưởng tượng cục pin đã “có tuổi” trong điện thoại sẽ trở nên tồi tệ đến mức nào khi thiết bị khác bắt đầu hút năng lượng của nó.

Có thể đây chỉ là một cái nhìn thiển cận về bằng sáng chế của Sony. Xét trên một khía cạnh nào đó, việc truyền dữ liệu cũng như sạc không dây giữa hai thiết bị là một ý tưởng mới thay thế cho ý tưởng đã cũ về một mạng không dây ngang hàng (wireless peer-to-peer network).

Hiện tại thì công nghệ để triển khai bằng sáng chế này chưa hiện diện trên thực tế, cho dù đã có những tin đồn về công nghệ tương tự sẽ được ứng dụng trong tương lai. Tuy nhiên đó là những tin đồn về Apple chứ không phải là Sony. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều này là Sony phải tìm ra cách thu nhỏ cơ chế cấp điện và nhét nó vào trong điện thoại. Cho dù Sony làm được việc đó, nó cũng là một tính năng vô ích giống như Samsung đã làm với các cảm biến nhịp tim.

Theo VietTimes

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.