Nâng cấp hệ thống phòng không Osa để dùng tên lửa R-73

GD&TĐ - Quỹ từ thiện "Trở về và sống sót" đã tiến hành hiện đại hóa hệ thống tên lửa phòng không Osa cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Nâng cấp hệ thống phòng không Osa để dùng tên lửa R-73

Quỹ từ thiện cho biết họ đã đầu tư số tiền hơn 14 triệu hryvnia vào việc hiện đại hóa Osa. Việc nâng cấp tổ hợp vũ khí từ thời Liên Xô nhằm tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, hiện đang được thực hiện như một phần của Dự án HORNET.

Tổ chức này cho biết: “Tất cả các trung đoàn tên lửa phòng không của Lực lượng Mặt đất thuộc Quân đội Ukraine có tổ hợp Osa trong trang bị đều đã nhận được bản nâng cấp”.

Nhờ tích hợp tên lửa mới, các hệ thống phòng không Osa hiện đại hóa sẽ có khả năng bắn hạ máy bay không người lái, trực thăng, máy bay chiến đấu và tên lửa hiệu quả hơn.

mycollages-6.jpg
Hệ thống phòng không 9K33M3 Osa của Quân đội Ukraine với tên lửa không đối không R-73.

Sau khi hiện đại hóa, các tổ hợp Osa này không chỉ có thể hoạt động với tên lửa đất đối không 9M33M3 thông thường, hiện đang thiếu nguồn cung, mà còn bắn được cả tên lửa không đối không R-73 mà Ukraine hiện có rất nhiều.

“Tên lửa hàng không có ưu điểm nhất định vì nó hoạt động theo nguyên tắc 'bắn và quên', không cần phải có sự hướng dẫn liên tục như đạn thế hệ cũ", đại diện Quân đội Ukraine cho biết và nói thêm: "Ngay sau khi bắn R-73, bạn có thể di chuyển khỏi vị trí của mình để tránh bị đáp trả".

Việc hiện đại hóa Osa trong các đơn vị mặt đất của Lực lượng Vũ trang Ukraine tương tự chương trình FrankenSAM nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, hiện đang được triển khai trong Không quân Ukraine.

"Sự khác biệt là trong FrankenSAM của Không quân, chúng tôi sử dụng tên lửa không đối không do các đối tác cung cấp, còn trong phạm vi Dự án HORNET, chúng tôi đang nói về đạn đánh chặn và các tổ hợp phòng không quân đội đã sử dụng từ những năm 1970", Cố vấn Quỹ từ thiện, quân nhân Oleksiy Dubinka cho biết.

dsc04203-2048x1365.jpg
Tên lửa không đối không R-73 trên xe mang phóng tự hành của tổ hợp Osa.

Tên lửa R-73, tùy theo phiên bản, có thể tấn công các mục tiêu ở bán cầu trước từ khoảng cách 20 km (RMD-1) đến 40 km (RMD-2), và ở phía sau vào khoảng 300 mét.

Theo đó, kết nối giữa Osa và R-73 được mô tả như sau: hệ thống radar phát hiện và theo dõi của Osa tìm mục tiêu, sau đó dẫn đường tên lửa R-73 về phía đối tượng cần tiêu diệt, đầu dò hồng ngoại sẽ làm nốt công việc còn lại. Ngoài ra tên lửa R-73 cũng có khả năng tự bắt mục tiêu sau khi phóng nếu đối tượng ở rất gần.

Cơ chế dẫn đường này thực ra đã được ứng dụng khá rộng rãi, trên nhiều tổ hợp phòng không do cả các nước phương Tây lẫn thành viên khối Warsaw cũ chế tạo.

Tiêm kích MiG-29 Ukraine bắn hạ UAV cảm tử Nga bằng tên lửa R-73.
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.