Sóng và máy tính: Sức lan tỏa từ chương trình nhân văn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhận được sự hưởng ứng từ Trung ương đến địa phương. 

Học sinh huyện Châu Thành (Tiền Giang) vui mừng nhận máy tính bảng từ chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Học sinh huyện Châu Thành (Tiền Giang) vui mừng nhận máy tính bảng từ chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Nhờ sức lan tỏa của chương trình, hàng nghìn học sinh được tiếp sức và không bị bỏ lại phía sau trong hành trình tiếp cận tri thức.

Không để học sinh mất cơ hội học tập

Trong 2 năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021, nhiều trường học ở các tỉnh, thành trên cả nước phải tạm dừng việc học do dịch Covid-19 bùng phát. Trong giai đoạn này, hoạt động dạy học gặp nhiều khó khăn, nhất là với các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Trước thềm khai giảng năm học mới, theo tổng hợp của Bộ GD&ĐT, cả nước có 26/63 tỉnh/thành đang học trực tuyến, với khoảng 7,35 triệu học sinh. Trong khi đó, số em chưa có máy tính để học trực tuyến tại 26 tỉnh/thành phố này khoảng 1,5 triệu máy.

Trước tình hình đó, tháng 9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” và nhận được sự chung tay của cả xã hội. Là chương trình lớn với sự tham gia của các ngành, cấp và toàn xã hội, “Sóng và máy tính cho em” đã tạo được sức lan tỏa rộng lớn. Trong khó khăn chung do đại dịch Covid-19 nhưng sự chung tay, góp sức đã làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chương trình. Không chỉ giúp học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn được học trực tuyến, chương trình còn tạo nên sự đổi thay khi các em được tiếp cận công nghệ; tiền đề để thực hiện chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.

Theo ông Lưu Nhơn Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Tiền Giang, thiết bị không chỉ giúp các em học trực tuyến trong thời gian dịch bệnh bùng phát mà còn đồng hành lâu dài. Các em, đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin, kiến thức về số hóa để việc học tốt hơn.

Sử dụng chiếc máy tính bảng được trang bị sim 4G kết nối Internet, em Võ Thị Kim Thoa, học sinh lớp 12, Trường THPT Phạm Thành Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang) vui mừng cho biết: Nhờ chiếc máy tính bảng này em “vào lớp” học trực tuyến trong suốt thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Giờ đây, chiếc máy tính bảng đồng hành cùng em trong việc tìm kiếm tài liệu, kiến thức để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

“Hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi dịch Covid-19 bùng phát phải ở nhà học online nên em rất lo lắng, có lúc em nghĩ tới việc phải bỏ học vì không có thiết bị. Rất may, nhà trường biết được hoàn cảnh nên tặng một máy tính bảng cùng sim 4G. Chiếc máy tính bảng thật sự quý giá với em. Em sử dụng nó để học trực tuyến, tra cứu tài liệu trong suốt thời gian nghỉ học phòng dịch. Giờ đây, em sử dụng máy tính bảng phục vụ việc học, ôn luyện để thi vào đại học”, Kim Thoa chia sẻ.

Tác động rộng lớn

Cùng hoàn cảnh với em Võ Thị Kim Thoa, đã có hàng nghìn học sinh được tiếp sức và không bị bỏ lại phía sau trong hành trình tiếp cận tri thức giữa đại dịch Covid-19. Đó là kết quả của chương trình “Sóng và máy tính cho em” - sự chung tay vì cộng đồng. Theo thống kê của tỉnh Đồng Tháp, thời điểm đầu năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có gần 40.000 học sinh, học viên từ tiểu học đến THPT thiếu thiết bị học trực tuyến.

Trao thiết bị học trực tuyến cho học sinh hoàn cảnh khó khăn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp).

Trao thiết bị học trực tuyến cho học sinh hoàn cảnh khó khăn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp).

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong và ngoài tỉnh. Trong đó tất cả công chức, viên chức, người lao động của cơ sở giáo dục ủng hộ thu nhập một ngày. Kết quả, gần 100% học sinh khó khăn trong tỉnh có thiết bị học trực tuyến từ chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Theo đại diện Sở GD&ĐT Hậu Giang, số lượng thiết bị học trực tuyến sở nhận được của Chương trình “Sóng và máy tính cho em” từ Bộ GD&ĐT là 6.231 máy. Nguồn vận động tại tỉnh, hỗ trợ bằng tiền (vận động mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh đóng góp 1 ngày lương và các doanh nghiệp ủng hộ được số tiền là 4 tỷ đồng; đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ 2,5 tỷ đồng).

Với số tiền vận động, Sở GD&ĐT thực hiện đấu thầu mua sắm được 2.726 máy tính bảng. Từ nguồn vận động của tỉnh đã phân phối cho học sinh không có thiết bị học trực tuyến thuộc các đối tượng diện ưu tiên là 2.726 máy… Ngoài ra, sở phối hợp với VNPT Hậu Giang và Viettel Hậu Giang tiến hành phân phối máy tính bảng cho học sinh không có thiết bị học trực tuyến thuộc diện ưu tiên là 6.231 máy.

Đến nay, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã mang hàng nghìn máy tính đến với học sinh vùng Đất Mũi - Cà Mau. Theo đại diện sở GD&ĐT, thời điểm triển khai dạy và học trực tuyến, toàn tỉnh có hơn 13.800 học sinh thiếu thiết bị. Trước khó khăn này, ngành Giáo dục Cà Mau đã nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ. Trong những ngày đầu, ngành Giáo dục được tài trợ 500 chiếc điện thoại chuyển đến các em.

Khi Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được phát động, các cơ quan chức năng địa phương tiếp tục vào cuộc. Đến nay, có khoảng 4.000 máy tính, trị giá khoảng 12,5 tỷ đồng được các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ủng hộ đến với học sinh có hoàn cảnh khó khăn… Theo ông Trần Thanh Luận, Giám đốc Sở GD&ĐT, ngành Giáo dục địa phương tiếp tục kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tiếp tục hỗ trợ bằng tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”, không để em nào mất cơ hội học tập…

Chia sẻ tại Chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy cho biết: Mỗi người cùng góp một tay để học sinh, học viên có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện sóng và máy tính duy trì việc học, tiếp nhận tri thức. Số trang thiết bị vận động được bằng nhiều nguồn lực sẽ được trao trực tiếp cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” tỉnh Đồng Tháp nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh đã vận động được trên 10 tỷ đồng và hàng nghìn hiện vật (điện thoại, máy tính bảng, sim 4G…), cùng với nỗ lực của cha mẹ học sinh đã bổ sung, trang bị cho trên 15.000 học sinh, học viên có thiết bị học trực tuyến. Tỷ lệ học sinh, học viên có thiết bị học trực tuyến lên 100% (đối với trường THPT, cơ sở GDTX) và trên 98% (đối với học sinh trường TH, THCS).

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ