Sống lay lắt trên Kinh thành Huế

GD&TĐ - Hầu hết các hộ dân sinh sống tại khu vực I di tích Kinh thành Huế đều là người nghèo, sống bằng nghề lao động phổ thông. Vì hoàn cảnh khó khăn mà nhiều năm phải chấp nhận sống lay lắt trên di sản.

Sống lay lắt trên Kinh thành Huế
Kinh thành Huế là một công trình di tích có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan môi trường và quân sự, được quy hoạch bao gồm nhiều hạng mục như: Hộ Thành hào, tường thành, Kỳ Đài… Theo thời gian với nhiều biến động, cho đến nay trong khu vực I di tích Kinh thành Huế có khoảng 4.200 hộ dân sinh sống.
Kinh thành Huế là một công trình di tích có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan môi trường và quân sự, được quy hoạch bao gồm nhiều hạng mục như: Hộ Thành hào, tường thành, Kỳ Đài… Theo thời gian với nhiều biến động, cho đến nay trong khu vực I di tích Kinh thành Huế có khoảng 4.200 hộ dân sinh sống. 
 
Tìm hiểu được biết, hầu hết các hộ dân sinh sống tại khu vực I di tích Kinh thành Huế đều là người nghèo, sống bằng nghề lao động phổ thông. Vì hoàn cảnh khó khăn mà nhiều năm phải chấp nhận sống lay lắt trên di sản.
Tìm hiểu được biết, hầu hết các hộ dân sinh sống tại khu vực I di tích Kinh thành Huế đều là người nghèo, sống bằng nghề lao động phổ thông. Vì hoàn cảnh khó khăn mà nhiều năm phải chấp nhận sống lay lắt trên di sản. 
 
Điều kiện sinh sống của các hộ dân trong di tích đều tạm bợ, nhếch nhác ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng đến di tích.
 Điều kiện sinh sống của các hộ dân trong di tích đều tạm bợ, nhếch nhác ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng đến di tích.
 
Theo ghi nhận, cuộc sống của người dân sống tại các di tích rất khốn khổ. Nhà cửa xuống cấp, mùa mưa bão phải tránh đi nơi khác, đi lại khó khăn, nhiều điểm di tích thành tụ điểm của tệ nạn xã hội,..
Theo ghi nhận, cuộc sống của người dân sống tại các di tích rất khốn khổ. Nhà cửa xuống cấp, mùa mưa bão phải tránh đi nơi khác, đi lại khó khăn, nhiều điểm di tích thành tụ điểm của tệ nạn xã hội,.. 
Sống bám trên thượng thành hơn 40 năm qua, bà Trần Thị Huệ (83 tuổi, đường Xuân 68, TP. Huế) chia sẻ, lâu nay, gia đình bà 3 thế hệ với 7 nhân khẩu phải sống trong căn nhà tạm bợ, chật hẹp. Cuộc sống ở nơi này quá khó khăn khi mùa mưa thì ủ dột, mùa nắng thì oi bức, thiếu thốn đủ đường.
Sống bám trên thượng thành hơn 40 năm qua, bà Trần Thị Huệ (83 tuổi, đường Xuân 68, TP. Huế) chia sẻ, lâu nay, gia đình bà 3 thế hệ với 7 nhân khẩu phải sống trong căn nhà tạm bợ, chật hẹp. Cuộc sống ở nơi này quá khó khăn khi mùa mưa thì ủ dột, mùa nắng thì oi bức, thiếu thốn đủ đường. 
Căn phòng nhỏ bé chỉ đặt đủ một chiếc giường và một số vật dụng này là nơi sinh hoạt hàng ngày của 4 người trong gia đình bà Huệ.
Căn phòng nhỏ bé chỉ đặt đủ một chiếc giường và một số vật dụng này là nơi sinh hoạt hàng ngày của 4 người trong gia đình bà Huệ. 
Dù chật hẹp, thiếu ánh sáng nhưng đây cũng là nơi học tập, vui chơi của 2 đứa cháu bà Huệ
Dù chật hẹp, thiếu ánh sáng nhưng đây cũng là nơi học tập, vui chơi của 2 đứa cháu bà Huệ 
Những đứa trẻ sinh ra và “sống treo” trong khu vực di tích cũng chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa.
Những đứa trẻ sinh ra và “sống treo” trong khu vực di tích cũng chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa. 
 
Qua nhiều năm, hiện cuộc sống của các hộ dân sống trong di tích đã ảnh hưởng đến diện mạo và sự bền vững của công trình kiến trúc, đặc biệt là làm môi trường bị ô nhiễm nặng.
Qua nhiều năm, hiện cuộc sống của các hộ dân sống trong di tích đã ảnh hưởng đến diện mạo và sự bền vững của công trình kiến trúc, đặc biệt là làm môi trường bị ô nhiễm nặng. 
Thế nhưng hầu hết các hộ dân ở đây không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất ở không hợp lệ nên không được bồi thường theo quy định hiện hành. Nếu muốn tự di dời đến nơi khác cũng không được vì không đủ điều kiện. Hơn 1,5 vạn dân đang sống lay lắt trên Kinh thành Huế cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt về bồi thường, tái định cư và kinh phí hỗ trợ di dời của Trung ương để sớm ổn định cuộc sống.
Thế nhưng hầu hết các hộ dân ở đây không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất ở không hợp lệ nên không được bồi thường theo quy định hiện hành. Nếu muốn tự di dời đến nơi khác cũng không được vì không đủ điều kiện. Hơn 1,5 vạn dân đang sống lay lắt trên Kinh thành Huế cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt về bồi thường, tái định cư và kinh phí hỗ trợ di dời của Trung ương để sớm ổn định cuộc sống. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.